C/O là gì? Các loại C/O (giấy chứng nhận xuất xứ)

Nội dung

C/O giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?

Trong bài này mình sẽ viết về định nghĩa C/O là gì, quy trình khai báo C/O và khi làm CO cần chú ý những gì.  

C/O là gì ?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O

C/O là chữ viết tắt của Certificate of Origin.

Đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ.

Cơ quan có thẩm quyền cấp CO của Việt Nam:

  • Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu;
  • Ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền

Các loại form giấy chứng nhận xuất xứ

Có hai loại CO chính:

  • CO không ưu đãi: tức là CO bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
  • CO ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này.

Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

Các form được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Những lưu ý về C/O form E đối với hàng nhập khẩu
C/O form E

+ C/O form A : ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cấp cho Việt Nam xuất khẩu sang các nước;
+ C/O form D : hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;
+ C/O form E : hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc;
+ C/O form S : hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam-Lào;
+ C/O form AK : hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc;
+ C/O form GSTP : hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP;

Ngoài ra còn có các loại khác: 

+ C/O form B : hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi;
+ C/O form ICO : cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);
+ C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU;
+ C/O form Mexico (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico;
+ C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;
+ C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;

Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm thông tin về các nghiệp vụ hải quan hãy theo dõi trang của chúng tôi nhé!

Các bài viết khác:

Điều kiện để được chuyển phát nhanh đồ chơi trẻ em 

Bill of Lading là gì? Các loại vận đơn đường biển (B/L) 

HS Code là gì? 6 quy tắc xác định mã HS cần lưu ý