TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU GẠO SANG CHÂU ÂU, CHÂU PHI

Xuất khẩu gạo sang các nước châu Âu, châu Phi

Nội dung

TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU GẠO SANG CHÂU ÂU, CHÂU PHI

Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng và là mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược của Việt Nam sang Châu Á, Châu Âu, Châu Phi. Tuy nhiên, đối với những thị trường khó tính thì việc nhập khẩu gạo Việt bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết về chất lượng, vệ sinh ATTP, nguồn gốc, kiểm dịch thực vật,…

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi tiếp tục tăng
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi tiếp tục tăng

Do đó, ĐaNang Logistics sẽ chia sẻ nhanh về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Phi áp dụng mới nhất 2023. Các Doanh nghiệp XNK đang có kế hoạch đưa mặt hàng nông sản chủ lực này đi giao thương với nước bạn nên tham khảo qua một số điều chỉnh, bổ sung, điều kiện xuất khẩu gạo hợp quy,…để có những định hướng đúng đắn cho lô hàng xuất khẩu của đơn vị mình.

Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi mới nhất 2023

Gạo Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA

Trước khi có EVFTA, gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU bị áp thuế rất cao, lên tới 45%. Thậm chí có một số nước áp thuế tới 100%. Bởi vậy, gạo Việt Nam lúc đó rất khó để cạnh tranh với các nước khác. Khi EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm.

Hiệp định EVFTA đã giúp gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các nước khác. Tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt tăng thị phần xuất khẩu gạo tại thị trường EU.

Tiêu chuẩn XK gạo Việt sang Châu Âu, Châu Phi

Xuất khẩu gạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế – Xã hội của Việt Nam. Những năm gần đây, Ngành gạo đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả khả quan. Hằng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới.

Tiêu chuẩn về chất lượng

Các loại gạo nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường chung. Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo nhập khẩu theo luật pháp Châu Âu. phải đảm bảo các yếu tố về độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước do EU đề ra. Quy định số 1308/2013, cập nhật năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo, cụ thể:

  • Có chất lượng cao, không mùi;
  • Chứa độ ẩm tối đa 13%;
  • Có sản lượng gạo xát nguyên hạt 63% trọng lượng (với tỷ lệ hạt lép 3%).

An toàn vệ sinh thực phẩm

Các quy định của EU về vệ sinh thực phẩm bao gồm tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường. EU quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

  • Quy định EC số 178/2002: Luật thực phẩm chung Châu Âu bao gồm các quy trình liên quan đến truy xuất nguồn gốc. các quy định liên quan đến vệ sinh và chất gây ô nhiễm trong thực phẩm;
  • Quy định EC số 852/2004: Cập nhật năm 2021 về vệ sinh thực phẩm không có nguồn gốc động vật. Của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu;
  • Tuân thủ các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 cùng với việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Năm 2017, EU đã thay đổi giới hạn dư lượng Tricyclazole. Trong gạo nhập khẩu vào EU giảm từ 1 mg/kg xuống 0,01 mg/kg:

  • Quy định EC số 396/2005 cập nhật năm 2021 thiết lập mức dư lượng tối đa. Của thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm;
  • Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất được phép sử dụng và phạm vi sử dụng;
  • Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 về gia tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp trong việc quản lý hàng hóa NK từ nước thứ ba.
Xuất khẩu gạo sang các nước
Xuất khẩu gạo sang các nước

Kiểm soát chất gây ô nhiễm

Để tránh tác động đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người, EU đặt ra giới hạn một số chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ:

  • Quy định EC số 1881/2006, cập nhật năm 2022 quy định về nồng độ tối đa các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép xuất khẩu vào thị trường EU.
  • Quy định EC số 315/93 cập nhật năm 2009 đặt ra các thủ tục cộng đồng. Về chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.

Ghi nhãn thực phẩm

Quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban Châu Âu quy định những quy tắc chung. Cho ghi nhãn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm. Thông tin bắt buộc về tên sản phẩm, thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng phải được cung cấp đầy đủ trên các thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

An toàn vệ sinh thực phẩm

Các quy định của EU về vệ sinh thực phẩm bao gồm các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối . EU quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

  • Quy định EC số 178/2002: Luật thực phẩm chung Châu Âu. Bao gồm các quy trình liên quan đến truy xuất nguồn gốc. Các quy định liên quan đến vệ sinh và chất gây ô nhiễm trong thực phẩm;
  • Quy định EC số 852/2004: Cập nhật năm 2021 về vệ sinh thực phẩm không có nguồn gốc động vật. Của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu;
  • Tuân thủ các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 . Cùng với việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy. Và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm.

Xem thêm:

Quy trình giao nhận tại cửa khẩu 

Vận chuyển cây cảnh Bắc Nam giá rẻ