Phương thức thanh toán quốc tế: Tín dụng thư (L/C)

Phương thức thanh toán quốc tế: Tín dụng thư (L/C)

Nội dung

Phương thức thanh toán quốc tế: Tín dụng thư (L/C)

Trong các phương thức thanh toán quốc tế; phương thức tín dụng thư được người ta sử dụng nhiều hơn cả. Nội dung của L/C được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng thư”; (Uniform Customs And Practice For Document Credits) do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành và sửa đổi mới nhất mang số hiệu UCP600 gốm 39 điều.

  • UCP600 nhấn mạnh đến việc thanh toán chỉ dựa vào chứng từ; chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế không áp dụng trong thanh toán nội địa.
  • UCP600 là một văn bản pháp lý quốc tế mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng; nếu áp dụng thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình.

Khái niệm

  • Phương thức tín dụng thư; là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng); cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hay chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi; khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ.
  • Thư tín dụng; là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định; trong một thời gian nhất định với kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó.
  • Trong thư tín dụng có những nội dung sau:
    • Số hiệu, địa chỉ và ngày mở L/C.
    • Loại L/C.
    • Số tiền của L/C.
    • Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền vá thời hạn giao hàng.
    • Những quy định về hàng hóa.
    • Những quy định về vận tải, giao nhận hàng.
    • Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.
    • Sự cam kết của ngân hàng mở L/C.
    • Những điều kiện đặc biệt khác.
    • Chữ kí của ngân hàng phát hành.
Phương thức thanh toán quốc tế: Tín dụng thư (L/C)
Phương thức thanh toán quốc tế: Tín dụng thư (L/C)

Đối tượng tham gia:

Qua khái niệm phương thức tín dụng thư ta thấycó liên quan đến các bên sau:

  • Người xin mở L/C (Applicant for credit): thông thường là người mua, tổ chức nhập khẩu.
  • Người hưởng lợi (Beneficiary): là người xuất khẩu hàng hóa, người bán.
  • Ngân hàng mở thư tín dụng (ngân hàng phát hành –The issuing bank); ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dung (The advising bank); ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người bán biết thư tín dụng đã mở.

Các loại L/C khác nhau còn có thể có thêm các đối tượng tham gia như:

  • Ngân hàng xác nhận (The confirming bank); là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng; đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợpngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.
  • Ngân hàng thanh toán (The paying bank).
  • Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank); là ngân hàng đứng ra thương lượng bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C.
  • Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank), ngân hàng chỉ định (Nominated Bank), ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank),…

Quy trình thanh toán L/C

  • Ký kết hợp đồng mua bán
  • Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết; thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi.
  • Ngân hàng phát hành L/C theo đúng yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu.
  • Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc tới cho nhà xuất khẩu để người này đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần.
  • Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh L/C (nếu có).
  • Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.
  • Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán).
  • Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:
    • Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
    • Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm).
  • Người xuất khẩu nhận được tiền
  • Ngân hàng phát hành L/C trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu.
  • Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:
    • Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán; ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng.
    • Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán.

Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Ưu điểm:

  • Trong phương thức tín dụng thư ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ; chi hộ, mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu; đảm bảo cho tổ chức xuất khuẩu được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng; đồng thời  đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận  được số lượng; chất lượng hàng hoá tương ứng với số tiền mình đã thanh toán.
  • Với những ưu điểm đó phương thức thanh toán tín dụng thư đã trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
  • Về phía nhà xuất khẩu: rủi ro ít nhất, ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác nhận có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C.
  • Về phía nhà nhập khẩu: được đảm bảo việc chuyển hàng

Nhược điểm:

  • Phương thức thanh toán này tốn nhiều thời gian do phải thực hiện qua nhiều bước; việc lập chứng từ đòi hỏi phải có độ chính xác cao; ít sai sót và kiểm tra chứng từ tiến hành qua nhiều bên nếu có sai sát phải sửa lại làm cho nhà nhập khẩu lâu nhận được chứng thừ thanh toán để nhận hàng, tốn kém chi phí cho việc bào quản hàng hóa ở cảng nhập khẩu; nhà xuất khẩu chập nhận được tiền thanh toán.
  • Chi phi giao dịch với ngân hàng lớn.

Giới thiệu về Danang Logistics

Danang Logistics là đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín nhất; với giá cước rẻ nhất.

Một số dịch vụ khác mà Danang Logistics cung cấp:

  • Dịch vụ Chuyển phát nhanh Nội địa và Quốc tế
  • Dịch vụ vận tải Nội địa
  • Dịch vụ vận tải Hàng không
  • Dịch vụ vận tải Đường bộ
  • Dịch vụ vận tải Hàng hải
  • Dịch vụ khai báo hải quan
  • Dịch vụ booking tàu biển FCL, LCL Quốc tế
  • Dịch vụ mua hộ hàng nước ngoài tại Đà Nẵng
  • Dịch vụ thuê kho bãi, warehouse,…

Công ty Bưu vận Nội địa và Quốc tế Đông Dương

(Indochina Post & Logistics J.S.C)

Chi nhánh Đà Nẵng

Hotline/Zalo: 0901 494 677 (phục vụ 24/7)

Website: https://dananglogistics.net/

Các văn phòng & chi nhánh

VP Đà Nẵng: 56, Nguyễn Hành, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

VP Cần Thơ: 67/4, Phan Đăng Lưu, Thới Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ

VP Sài Gòn: 10, Đồng Nai, Phường 2, Tân Bình, Hồ Chí Minh

VP Vũng Tàu: 68, Quốc Lộ 51, Khu Phố Phú Hà, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Bà Rịa

VP Bình Dương: 30-32, Đường Số 1, Phú Hòa, Thủ Dầu Một

VP Hà Nội: 45A, Ngõ 167, Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH LÀ NIỀM VINH HẠNH CỦA CHÚNG TÔI !!!