Gửi hàng từ Việt Nam đi Đức giá cả phải chăng, thời gian nhanh chóng

Gửi hàng từ Việt Nam đi Đức có dễ không?

Khi gửi hàng từ Việt Nam sang Đức cần những thủ tục gì?

Phí gửi hàng là bao nhiêu?

Đây là những thắc mắc thường gặp của mỗi người khi có nhu cầu gửi hàng đi Đức. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên cho bạn.

Nội dung

Cộng hòa Liên bang Đức và mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Đức, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức, là một nước cộng hòa dân chủ tự do và nghị viện liên bang tại vùng Trung Âu.

Từ khi thống nhất đến nay, Đức luôn duy trì là một đại cường quốc và có nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới theo GDP danh nghĩa, lớn thứ 5 toàn cầu theo sức mua tương đương.

Đức là nước xuất khẩu và nhập khẩu đều ở vị trí lớn thứ 3 thế giới (2015).

Đức là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, G8, G7, G20, Câu lạc bộ Paris và OECD.

Đức là nơi có ngành sản xuất khổng lồ.

Đây là một thị trường với nhiều cơ hội cho các công ty trên toàn thế giới.

Điều này lcũng làm cho Đức trở thành một trong những thị trường lớn nhất và khắt khe nhất trên thế giới về hàng hóa và dịch vụ.

Việt Nam và Đức đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau vào ngày 23/09/1975. Tính đến năm 2016, có khoảng 130.000 người Việt sinh sống và làm việc tại Đức.

Kim ngạch hàng hóa xuất – nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và Đức giai đoạn 2015 – 2019
Kim ngạch hàng hóa xuất – nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và Đức giai đoạn 2015 – 2019

Nhu cầu gửi hàng từ Việt Nam sang Đức

Chính sách mở cửa và hội nhập của Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Mang lại nhiều cơ hội hợp tác với những quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới

Trong đó Đức là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Châu Âu

Đồng thời cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa từ Việt Nam đến thị trường Châu Âu.

Nhu cầu gửi hàng từ Việt Nam sang Đức ngày càng tăng cao

Người từ Việt Nam sang Đức học tập, làm việc,… và định cư ngày càng trở lên phổ biến

Vì vậy mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua lại giữa hai quốc gia cũng ngày càng nhiều. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa để đáp ứng nhu cầu gửi hàng từ Việt Nam sang Đức và ngược lại.

Vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Đức

Hình thức vận chuyển hàng đi Đức

Hiện nay, có 2 hình thức chính để vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Đức đó là vận chuyển hàng đi Đức bằng đường biển và vận chuyển hàng đi Đức bằng đường hàng không.

Tùy từng đơn vị vận chuyển, vị trí nơi gửi hàng và nhận hàng, thời điểm gửi hàng, tình hình chính trị,… mà thời gian gửi hàng và nhận hàng có thể khác nhau.

Thủ tục gửi hàng từ Việt Nam đi Đức

Tùy từng đơn vị kinh doanh sẽ có những thủ tục nhận hàng và gửi hàng khác nhau, nhưng phần lớn vẫn dựa trên các bước cơ bản sau:

+ Sau khi khách hàng liên hệ với công ty vận chuyển, công ty sẽ ký nhận danh mục hàng hóa và làm hợp đồng với khách hàng.

+ Khách hàng có thể mang hàng đến địa điểm nhận hàng của công ty hoặc công ty sẽ điều xe đến tận nơi để nhận hàng.

+ Sau khi nhận hàng sẽ tiến hành kiểm hàng (xem có đúng danh mục hàng hóa đã kê khai không? có thuộc danh mục hàng hóa được vận chuyển không?…)

+ Sau khi kiểm tra hoàn tất và không có vấn đề công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân – đo hàng hóa để báo giá cho khách hàng. Sau đó, hàng hóa sẽ được đóng gói, chèn lót,… rồi nhập kho chứa.

+ Tiến hành khai báo thuế hải quan cho hàng gửi (thường sẽ do công ty vận chuyển làm).

+ Khi hàng đã được vận chuyển, công ty sẽ liên hệ, giao hồ sơ và hàng hóa cho người nhận ở đích đến.

Các mặt hàng được phép vận chuyển sang Đức

+ Hàng hóa thông thường, hàng khô: Hàng hóa cá nhân, đồ khô, dụng cụ gia đình,…

+ Hàng ướt: Chất lỏng, hàng hóa thoát hơi nước,…

+ Hàng dễ vỡ: Đồ gốm, sứ, thủy tinh,… các mặt hàng làm từ chất liệu dễ vỡ.

+ Hàng điện tử: Đồng hồ, điện thoại, laptop, máy tính bảng, linh kiện điện tử,… và các thiết bị điện tử khác.

+ Mặt hàng nguyên liệu: Gỗ, cao su, phụ kiện may mặc, thiết bị điện công nghiệp,…

+ Động vật sống: Gia cầm, vật nuôi, động vật hoang dã,… cần phải xin giấy kiểm định động thực vật, giấy phép vận chuyển và các giấy tờ liên quan.

+ Hàng hóa có giá trị cao: Đá quý, trang sức, ghi chú ngân hàng,… (những mặt hàng có giá trị trên 100.000 USD).

+ Hàng ngoại giao: Quà tặng giữa các quốc gia, lãnh đạo, bộ trưởng, đại sứ quán,…

+ Hàng dễ hỏng: Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, sản phẩm đông lạnh, hoa, rau, quả, cây trồng, vắc-xin, huyết thanh,… cần có kho mát, kho lạnh để bảo quản.

+ Hài cốt: Đây là hàng hóa nhạy cảm, cần có quy trình làm việc nghiêm ngặt phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các tổ chức quốc tế.

+ Hàng nguy hiểm: Chất nổ, chất dễ cháy, chất oxy hóa, chất độc hại và lây nhiễm, chất phóng xạ,… Đối với những hàng hóa nguy hiểm này cần có quy trình vận chuyển khép kín, cần xin cấp phép phù hợp với pháp luật Việt Nam và quy định của các tổ chức quốc tế.

+ Hàng khổ lớn: Các loại hàng hóa có kích thước lớn, hàng cần có kệ, giá đỡ đi kèm,…

Các mặt hàng không được phép gửi hàng từ Việt Nam đi Đức

+ Thực phẩm tươi sống từ động vật.

+ Thực phẩm tự chế biến, tự làm thủ công, không có kiểm định của cơ quan chức năng.

+ Các loại mặt hàng bị cấm xuất khẩu ra nước ngoài: Trứng, sữa, cá loại sản phẩm được chế biến từ sữa,…

+ Động vật sống: Gia cầm, vật nuôi, động vật hoang dã,… cần phải xin giấy kiểm định động thực vật, giấy phép vận chuyển và các giấy tờ liên quan.

+ Hàng không rõ nguồn gốc: Các loại hàng hóa phi pháp, không rõ nguồn gốc,… (có khả năng bị các cơ quan chức năng tịch thu và không được bồi thường)

+ Chất nổ: Vật liệu nổ như bom, mìn, kíp nổ, dây cháy chậm, pháo bông, pháo hoa, pháo sáng,… và các chất gây nổ khác.

+ Chất dễ cháy: Chất khí (bình ga, bình xịt phòng, bình xịt côn trùng, bình xịt tóc,…), chất lỏng dễ cháy (sơn, xăng, dầu, cồn, rượu, keo dán,…), chất rắn dễ cháy (bột kim loại, bộ hóa chất,…).

+ Hóa chất: Các chất lây nhiễm, chất độc, chất ăn mòn (axit, muối,… và các hóa chất có tính ăn mòn), chất oxy hóa, chất phóng xạ,… và các loại chất tẩy hữu cơ.

+ Các mặt hàng có gắn thiết bị báo động.

+ Các đồ vật, hàng hóa gây nguy hiểm cho người khác.

+ Hàng cấm: Ma túy và các hợp chất ma túy, vũ khí, đạn dược, các vật liệu gây nổ,… các hàng hóa nằm trong danh sách cấm của Việt Nam và Đức.

Bảng giá gửi hàng từ Việt Nam đi Đức

Thông thường, bảng giá gửi hàng đi Đức sẽ phụ thuộc vào cân nặng, kích thước của kiện hàng, loại dịch vụ yêu cầu, địa điểm gửi đến, biến động thị trường,… tại thời điểm khác nhau mà mỗi đơn vị vận chuyển sẽ đưa ra mức giá khác nhau.

Sau đây là cách tính phí chuyển hàng đi Đức theo cân nặng, kích thước cơ bản (thường được áp dụng):

+ Đối với những mặt hàng thông thường, hàng gọn nhẹ sẽ được tính phí theo cân nặng của kiện hàng đó.

Tức là kiện hàng sẽ được cân lên, sau đó dựa vào bảng giá của đơn vị vận chuyển mà khách hàng đang hợp tác để tính phí.

+ Đối với những kiện hàng cồng kềnh sẽ được tính theo cách sau:

Cân nặng thực tế = A (kg).

Đo kích thước của kiện hàng (cm), sau đó áp dụng công thức (Dài x Rộng x Cao) : 5000 = B (kg).

So sánh A và B, số nào lớn hơn sẽ lấy đó là số kg để tính phí theo bảng giá của đơn vị vận chuyển.

Ngoài ra sẽ có thể có một số phí phụ khác như: phí soi chiếu hàng, phí khai thác hàng hóa, phí lưu kho,… Vì vậy khách hàng nên chủ động liên hệ với nhân viên của công ty vận chuyển để được cung cấp giá chính xác nhất tại thời điểm gửi hàng đi Đức.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với DANANGLOGISTICS !!!