Nội dung
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc
Đối với doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường vô cùng hấp dẫn, đặc biệt đối với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, đồ gỗ.
Đối với thị trường khó tính như Hàn Quốc như yêu cầu đối với chất lượng và phẩm cấp hàng hóa luôn phải được chú trọng và đề cao, đưa ra những hướng giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu…, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm… sang thị trường Hàn Quốc.
Hàn Quốc và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác kinh tế bền vững lâu dài, mỗi năm lượng hàng hóa mà Hàn Quốc nhập khẩu của Việt Nam luôn đạt một con số ấn tượng, chính vì vậy đây được coi là thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn ở rộng thị trường kinh doanh.
Những khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc
Nhắc đến Hàn Quốc, chúng sẽ nghĩ ngay đến kim chi, Hanbok, nền công nghiệp giải trí với tốc độ phát triển vượt mặt các quốc gia lân cận, độ nhận diện trên thị trường thế giới vô cùng cao… Không chỉ vậy, quốc gia này còn được biết đến là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Tuy vậy, việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường khó tính cũng như kén chọn hàng hóa thì đây là một thách thức vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp.
Những sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc đặc biệt là thực phẩm, nông sản, trái cây phía Hàn Quốc yêu cầu phải được kiểm dịch ngặt nghèo. Hoặc với các sản phẩm tươi, thay vì việc bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ như một số thị trường, Hàn Quốc lại yêu cầu xử lý nhiệt.
Chính bởi điều này mà một số mặt hàng nông sản dù rất chất lượng song vẫn phải ngầm ngùi ở lại quê hương thân yêu.
Những lưu ý đối với các doanh nghiệp mong muốn mở rộng thị trường kinh doanh sang Hàn Quốc
Để vượt qua những thách thức này và thuận lợi mang hàng hóa của Việt Nam đến với thị trường Hàn Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các giải pháp đã được đề ra
Không vi phạm các tiêu chuẩn về sản phẩm xuất khẩu
Hằng năm theo thống kê có khá nhiều vụ vì để có thể xuất khẩu thuận lợi mà nhiều doanh nghiệp bất chấp các quy định đã đề ra và vận chuyển theo hình thức chui cũng như lách luật làm ảnh hưởng đến uy tín của khá nhiều những doanh nghiệp đã và đang tuân thủ các quy định.
Những hàng hóa này thường bị phía Hàn Quốc chỉ điểm cũng như chê trách, nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ rất khó để các mặt hàng của Việt Nam có thể tiến sâu cũng như có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.
Phối hợp kiểm tra nguyên nhân khi phát sinh vấn đề để đẩy mạnh xuất khẩu
Những lô hàng không đảm bảo chất lượng sẽ bị tiêu hủy hoặc trả về. Đối với nước xuất khẩu là Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu và các đơn vị liên quan cần phối hợp thực hiện các biện pháp để xác định nguyên nhân. Nếu để tình trạng này xảy ra, các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra sát sao hơn nữa cho đến khi đạt chuẩn chất lượng.
Với một nước có tiêu chuẩn nhập khẩu khó khăn như Hàn Quốc, thiết nghĩ các doanh nghiệp cần kỹ lưỡng về chất lượng sản phẩm ngay từ những khâu đầu tiên, tránh để phát sinh các vấn đề bởi việc khắc phục hậu quả luôn đi kèm những tổn thất, tai tiếng không đáng có.
Đọc thêm: Vận tải biển đang đẩy mạnh đà tăng cho các doanh nghiệp logistics
Những chia sẽ của Đà Nẵng Logistics hy vọng sẽ giải đáp những thắc mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.