Bạn đang tìm hiểu về danh mục hàng hóa cấm gửi đi nước ngoài bằng đường hàng không?
Bạn đang có nhu cầu gửi hàng hóa đi nước ngoài; và đang lo lắng không biết hàng hóa của mình có nằm trong danh sách cấm gửi (xuất) hay không?
Hôm nay hãy cùng Danang Logistics tìm hiểu về các mặt hàng nguy hiểm; và bị cấm gửi đi nước ngoài bằng đường hàng không nhé!
Nội dung
Danh mục hàng hóa CẤM GỬI
Những mặt hàng hóa nguy hiểm cấm vận chuyển theo cả ba đường gồm hàng không, đường bộ, đường thủy được quy định theo luật pháp Việt Nam
- Các chất mà tuy và các chất kích thích thần kinh.
- Vũ khí, đạn dược, trong thiết bị kỹ thuật quân sự.
- Hiện vật thuộc di tích văn hóa lịch sử.
- Vật phẩm, hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt nam, điều ước quốc tế mà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các loại văn hóa phẩm đồ trụy, phản động: ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống lại Nhà Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Vật hoặc chất dễ cháy, dễ nổ và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất về sinh, gây ô nhiễm môi trường.
- Các loại vật phẩm hàng hóa mà pháp luật Việt Nam cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm nhập khẩu, xuất khẩu.
- Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận.Sinh vật sống.
- Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các loại giấy tờ khách có giá trị như tiền.
- Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…) các loại đá quý hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quý, đá quý.
- Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.
Danh mục hàng hóa gửi CÓ ĐIỀU KIỆN
- Bưu gửi có hàng hóa để kinh doanh phải có chứng từ thuế và các chứng từ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật
- Vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên nghành phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý chuyên nghành có thẩm quyền.
- Vật phẩm hàng hóa dễ hư hỏng, chất lỏng, chất bột đóng gói phải đảm bảo không gây hư hỏng, ô nhiễm bưu gửi khác.
- Vật phẩm hàng hóa gửi trong bưu gửi vận chuyển qua đường hàng không phải tuân theo những quy định về an ninh hàng không.
Những vật phẩm KHÓ vận chuyện bằng đường hàng không
- Pin & các sản phẩm có pin bên trong (ví dụ như đồng hồ, điện thoại, laptop…)
- Chất lỏng, Chất bột, Hạt nhựa, hộp mực,…
- Bình khí, Đất.
- Nguồn điện, Nam châm.
Nhận biết hàng NGUY HIỂM theo luật pháp
NỘI DUNG Theo pháp luật Việt Nam Theo luật pháp ở Việt Nam, hàng hóa nguy hiểm phân loại theo 9 loại và nhóm loại, dùng mã Quốc tế UN và số hiệu nguy hiểm. Hàng hoá nguy hiểm được phân loại theo Nghị định số 13/2003/NĐ-CP, ngày 19/02/2003 của chính phủ về quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ, chương II. Hàng nguy hiểm.
Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ
- Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
- Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
- Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
- Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí
- Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
- Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
- Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy
Loại 4.
- Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
- Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
- Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
- Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
- Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
- Nhóm 6.1: Chất độc.
- Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
- Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Nội dung, mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
- Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;
- Loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm;
- Hành trình, lịch trình vận chuyển;
- Thời hạn của giấy phép.
Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện.
Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do cơ quan cấp quản lý và phát hành.
Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Một số bài viết và dịch vụ khác
Quy trình và kinh nghiệm trong việc làm hàng nhập LCL của công ty Forwarding & Logistics
Quy trình xuất khẩu rau củ trái cây đi Anh tại Danang Logistics
Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế chi tiết nhất
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ
Thông tin liên hệ
Công ty CP Bưu vận Nội địa và Quốc tế Đông Dương
(Indochina Post & Logistics J.S.C)
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: 56, Nguyễn Hành, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Hotline/Zalo: 0901 494 677 (phục vụ 24/7)
Website: https://dananglogistics.net/
Các văn phòng & chi nhánh
VP Cần Thơ: 67/4, Phan Đăng Lưu, Thới Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ
VP HCM: 10, Đồng Nai, Phường 2, Tân Bình, Hồ Chí Minh
VP Vũng Tàu: 68, Quốc Lộ 51, Khu Phố Phú Hà, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Bà Rịa
VP Bình Dương: 30-32, Đường Số 1, Phú Hòa, Thủ Dầu Một
VP Hà Nội: 45A, Ngõ 167, Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
VP Hải Phòng: 110 phố Đà Nẵng, Ngõ 81 Lạc Viên Ngô Quyền, Hải Phòng
ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH LÀ NIỀM VINH HẠNH CỦA CHÚNG TÔI !!!