Nội dung
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Lợi ích khi xuất khẩu tại chỗ
Xuất nhập khẩu tại chỗ là giao hàng tại chỗ, tức là hàng được giao trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần xuất ra nước ngoài. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là hàng hoá sau khi được sản xuất thì được giao cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài. Hôm nay hãy cùng Đà Nẵng Logistics tìm hiểu nhé!
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ là giao hàng tại chỗ. Tức là hàng được giao trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần xuất ra nước ngoài. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là hàng hoá sau khi được sản xuất thì được giao cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.
Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với đặc trưng tiêu biểu là 3 yếu tố chủ yếu sau:
- Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài
- Địa điểm giao hàng tại Việt Nam
- Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp
Lợi ích khi xuất nhập khẩu tại chỗ
Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ này đang dần phổ biến đối các chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng rõ những điểm cộng của hình thức xuất khẩu mới này mang lại:
- Thứ nhất là tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
- Thứ hai là tiết kiệm thời gian vận chuyển, hàng giao nhanh và đảm bảo hàng hóa được an toàn. Tiến độ công việc vì vậy cũng sẽ nhanh hơn.
- Chủ doanh nghiệp hưởng được nhiều ưu đãi về thuế xuất…
Một số quy định chung về hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài. Nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu. Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế.
Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là hàng hoá phải có hai hợp đồng riêng biệt:
- Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn. Có điều khoản ghi rõ hàng hoá được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam;
- Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn. Có điều khoản ghi rõ hàng hoá được nhận từ người giao hàng tại Việt Nam.
Người xuất khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu). Chính là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
Người nhập khẩu tại chỗ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhập khẩu). Là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy trình này gồm:
Hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu (kể cả làm nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài);
Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn củạ Bộ Thương mại. Sản phẩm gia công được nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất.
Các trường hợp khác được Bộ Thương mại có văn bản cho phép thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.
Việc kiểm tra thực tế hàng hoá không áp dụng theo Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. Những trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá được quy định tại bước 2, mục IV Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ quyết định cụ thể lô hàng nào phải kiểm tra.
Trên đây là những thông tin cần biết về xuất nhập khẩu tại chỗ. Với những phân tích về xuất nhập khẩu tại chỗ này, Đà Nẵng Logistics hy vọng các chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho mình.
UPC là gì? Đặc trưng và quy tắc khi tính mã UPC là gì?
Dịch vụ gửi hàng đi Đài Loan từ Việt Nam nhanh chóng và tiết kiệm tại Khánh Hòa Logistics