Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu có khó như bạn nghĩ?

Nội dung

Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu có khó như bạn nghĩ?

Ngoài Mỹ, thì xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu là một trong các thị trường lớn mà các Doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam quan tâm. Với dân số hơn 500 triệu người tiêu dùng và 21 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Châu Âu có thể mang đến cho nhà xuất khẩu những cơ hội thú vị. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc khi xuất khẩu hàng hóa đi thị trường Châu Âu.

Dịch vụ xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi Châu Âu

Các chứng từ thông quan

Các tài liệu sau đây là cần thiết để làm thủ tục hải quan ở Châu Âu

  • Tờ khai Nhập khẩu Hải quan (SAD): Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU) phải được khai báo với cơ quan hải quan bằng cách sử dụng mẫu Tài liệu hành chính đơn nhất ( SAD: Single Administrative Document). Đây là mẫu tờ khai nhập khẩu chung cho tất cả các Quốc gia Thành viên EU.
  • Hóa đơn thương mại: Hóa đơn thương mại chứa các thông tin cơ bản về giao dịch và nó luôn được yêu cầu để thông quan.
  • Tờ khai Trị giá Hải quan: Tờ khai Trị giá Hải quan là một tài liệu, phải được xuất trình nếu giá trị của hàng hóa vượt quá 20.000 €. Mục đích chính của tài liệu là để ấn định trị giá hải quan để đánh thuế và áp dụng thuế quan.
  • Chứng từ Vận tải (Tài liệu Vận tải): bao gồm Vận đơn BL (bill of lading), vận đơn FIATA, vận đơn đường bộ (CMR), vận đơn hàng không (AWB), vận đơn đường sắt (CIM), sổ tạm nhập tái xuất (ATA Carnet), giấy chứng từ vận tải đường bộ quốc tế (TIR Carnet)…
  • Bảo hiểm hàng hóa: Hóa đơn bảo hiểm chỉ được yêu cầu để làm thủ tục hải quan khi dữ liệu liên quan không xuất hiện trong hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói: Phiếu đóng gói (P / L: Packing list) cung cấp thông tin về các mặt hàng nhập khẩu và chi tiết đóng gói của từng lô hàng,  bao gồm trọng lượng, kích thước, các vấn đề xử lý

Quy trình xuất khẩu hàng hóa đi Châu Âu

Tìm hiểu về quy định, yêu cầu nhập khẩu của EU

Khi tiến hành việc xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa, có một số quy định của Liên minh EU ban hành cho Việt Nam và các quốc gia khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ các quy định và yêu cầu như:

Thương nhân, doanh nghiệp nhập khẩu bất cứ loại hàng hóa nào bắt buộc phải có số EORI. Ở một số nước châu Âu, công ty nhập khẩu bắt buộc phải đăng ký số EORI tại phòng thương mại quốc gia.

Xem xét chủng loại hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu xem có đang có chịu quy định đặc biệt nào từ chính sách nhập khẩu của EU hay không.

Đối với thị trường EU, các chứng chỉ về kỹ thuật, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng được đòi hỏi rất cao. Tiêu biểu là những hàng hóa xuất khẩu sang Châu Âu liên quan đến sản phẩm thuốc, hóa chất, mỹ phẩm, hàng nông sản, thực phẩm và động vật sống, thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm động vật,…

Chuẩn bị hàng hóa và sắp xếp vận chuyển để xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

Đến bước chuẩn bị hàng hóa này, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dựa vào hợp đồng thương mại hay thỏa thuận giữa 2 bên, thông thường được thực hiện qua Incoterms.

Trách nhiệm đối với xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu sẽ được quyết định với các trách nhiệm liên quan đến trách nhiệm về vận chuyển, mua bảo hiểm và quy định điểm chuyển giao hàng hóa ở đâu.

Ngoài ra, việc quy định giữa người mua và người bán bên nào sẽ làm thủ tục hải quan cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới tiến độ, chi phí và độ rủi ro liên quan cho chủ hàng.

Chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu

Chứng từ xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu gồm những gì (1)Quy trình xin CO form EUR.1
  • Bước 1: Khai báo đầy đủ, chính xác các thông tin trên hệ thống website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng ký thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tài khoản trên hệ thống Ecosys.
  • Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp
  • Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể
  • Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website
  • Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO
  • Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.

Kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ, thời gian có được CO form EUR.1 bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc,.

Hồ sơ xin CO form EUR.1 cần những gì ?

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu phải nộp đầy đủ bộ hồ sơ như sau tại Phòng quản lý Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương:

  • Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy
  • Ecosys/Comis: Xuất từ hệ thống Ecosy
  • Tờ khai xuất: Ký và đóng dấu mộc tròn
  • Mã vạch: Ký và đóng dấu mộc tròn
  • Invoice: Ký và đóng dấu mộc tròn
  • Packing List: Ký và đóng dấu mộc tròn
  • Bill Of Lading: Ký và đóng dấu mộc tròn
  • Bảng kê Nguyên phụ liệu: Ký và đóng dấu mộc tròn
  • Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Ký và đóng dấu mộc tròn
  • Quy trình sản xuất: Ký và đóng dấu mộc tròn
  • Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Ký và đóng dấu mộc tròn

Một số lưu ý khác khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU

  • Trước khi xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu, hàng hóa bắt buộc phải được làm thủ tục hải quan dựa trên kiểm tra chứng từ hoặc kiểm hóa thực tế.
  • Sau thời hạn 90 ngày mà chưa được thông quan, hàng hóa tự động bị tiêu hủy hoặc chuyển ngược lại về Việt Nam.
  • Sau khi hàng hóa được kiểm tra đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của thị trường EU để thông quan, sẽ có thể được bán mọi thị trường các nước thuộc Liên minh EU
  • Tất cả các nước EU đều áp dụng cùng một mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU.
  • Việc xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu sẽ được đơn giản hóa nếu các doanh nghiệp xuất khẩu nắm vững những thông tin, yêu cầu liên quan đến hàng hóa và những chứng từ xuất khẩu hàng hóa. Hy vọng những thông tin của bài viết đã hỗ trợ để doanh nghiệp có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Hy vọng bài viết trên đã mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn!

Xem thêm:

Gửi thủy hải sản đi Đài Loan giá rẻ

Gửi tài liệu đi bang Florida