Nội dung
Thủ tục nhập khẩu vải may mặc tại Việt Nam
Công nghệ may mặc đang là lĩnh vực rất phát triển tại Việt Nam hiện nay, chính vì vậy mà hoạt động giao thương xuất nhập khẩu các nguyên liệu, vải vóc tại các cửa khẩu diễn ra vô cùng nhộn nhịp. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn nhập khẩu vải từ các nước khác. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu vải may mặc khá phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn. Nếu bạn cũng đang có ý định kinh doanh hoặc nhập khẩu mặt hàng này thì nhất định phải đọc bài viết dưới đây , chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin để các bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vải may mặc một cách chi tiết nhất.
Thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Hồ sơ nhập khẩu
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu vải may mặc, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Tờ khai hải quan;
- Hợp đồng thương mại (Sale contract);
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Danh sách đóng gói (Packing list);
- Vận đơn (Bill of lading);
- Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
Quy trình nhập khẩu
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ hải quan, doanh nghiệp cần nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 4: Nhận hàng hóa và bảo quản hàng hoá
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Trên đây là bốn bước cơ bản thông quan hàng hóa nhập khẩu nói chung và thủ tục nhập khẩu vải may mặc.
Lưu ý khi nhập khẩu vải may mặc
- Mã HS: Việc xác định đúng mã HS của hàng hóa là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức thuế phải nộp.
- Quy tắc xuất xứ: Doanh nghiệp cần đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế (nếu có).
- Tiêu chuẩn chất lượng: Vải nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo quy định của Việt Nam.
- Thời gian thông quan: Thời gian thông quan hàng hóa có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng hóa, thủ tục hải quan…
Cách tra thuế nhập khẩu vải may mặc
Khi nhập khẩu các mặt hàng từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện trả thuế. Các loại thuế yêu cầu khi nhập khẩu sẽ bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Tùy vào từng mã HS của hàng hóa sẽ có một mức thuế khác nhau.
Mức thuế cho mặt hàng vải may mặc sẽ được thu trong khoảng:
- Thuế giá trị gia tăng của vải may mặc là 5 – 10% (tùy mã HS)
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc là 5 – 20% (tùy mã HS)
- Đối với vải nhập khẩu từ Nhật Bản: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% – 12%.
- Đối với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% – 20%.
- Đối với vải nhập khẩu từ Thái Lan/ Indonesia/ Malaysia: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Trường hợp nhập khẩu vải may mặc từ các nước đã ký hiệp định Thương mại tự do, doanh nghiệp có thể được hưởng ưu đãi thuế suất nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu vải may mặc tại Việt Nam có thể khá phức tạp. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hỗ trợ của các chuyên gia, DN hoàn toàn có thể thực hiện thành công.
Xem thêm:
Vận chuyển thú cưng chó mèo từ Sài Gòn đi quốc tế chất lượng giá rẻ
Order hàng Quảng Châu theo yêu cầu, phí rẻ, nhận hàng nhanh