Thủ tục hải quan xuất khẩu SẦU RIÊNG như thế nào?

Nội dung

Thủ tục hải quan xuất khẩu SẦU RIÊNG như thế nào?

Chi tiết] Thủ tục hải quan xuất Thủ tục hải quan xuất khẩu SẦU RIÊNG như thế nào?
Thủ tục hải quan xuất khẩu SẦU RIÊNG như thế nào?

Sầu riêng là một trong những loại trái cây đặc sản của Việt Nam, được nhiều thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, để xuất khẩu sầu riêng thành công, doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục hải quan phức tạp. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước thực hiện thủ tục xuất khẩu sầu riêng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và rủi ro.

Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu sầu riêng.

Mã HS sầu riêng

Sầu riêng có mã HS là 08106000.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu sầu riêng

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu sầu riêng gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
  • Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
  • Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)
  • Các chứng từ liên quan khác,…

Lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ. Việc này phụ thuộc với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…

Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu sầu riêng gồm:

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất

  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)

Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu sầu riêng

Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng sầu riêng, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng sầu riêng xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu sầu riêng gồm có:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)

  • Danh sách đóng gói (Packing List)

  • Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)

  • Mẫu của lô hàng sầu riêng xuất khẩu

Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

  • Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

  • Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.

  • Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.

  • Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.

Thủ tục hải quan xuất khẩu SẦU RIÊNG như thế nào?
Thủ tục hải quan xuất khẩu SẦU RIÊNG như thế nào?

Bảo quản sầu riêng xuất khẩu khi để trong thùng

Thời gian bảo quản của những trái cây nhiệt đới như sầu riêng thường rất thấp. Để đảm bảo cho chất lượng của sầu riêng trong quá trình vận chuyển người ta cần chú ý nhiều vấn đề. Những thị trường khó tính như EU không cho phép sử dụng các chất bảo quản bao gồm cả bảo quản sinh học. Do vậy để bảo quản sầu riêng khi xuất khẩu, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:

  • Sau khi thu hoạch sầu riêng người ta sẽ tiến hành để khô ráo nước trước khi đóng gói. Điều này tránh cho việc trái cây bị thối nhanh hơn do tác động của nước.

  • Dùng những loại bọc xốp chuyên dụng để bảo quản sầu riêng có kích thước khác nhau. Những loại lưới này được thiết kế dưới dạng vòng để tránh cho trái cây va đập vào nhau khi vận chuyển. Nếu cẩn thận hơn người ta có thể bọc giấy báo ở ngoài để yên tâm hơn về chất lượng trái cây.

  • Chúng ta có thể dùng thùng xốp hoặc thùng carton để bảo quản trái cây như sầu riêng xuất khẩu. Thùng carton/ thùng xốp đều có thể đựng những loại trái cây có thích lớn. Thùng cần được giữ khô, tránh ánh nắng trực tiếp trong suốt quá trình vận chuyển để không làm hỏng trái cây.

Điều kiện xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

  • Đối với vùng trồng, nhà vườn:

Có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép so với quy định;

Thực hiện đúng quy cách về đóng gói, thông tin in trên bao bì…

Tất cả vùng trồng sầu riêng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lí chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Những vùng trồng sầu riêng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại, hồ sơ này được cung cấp cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) khi có yêu cầu.

  • Đối với cơ sở chế biến:

Có đất nền cứng, sạch, hợp vệ sinh, phải có khu chứa nguyên liệu và kho thành phẩm.

Các khu chế biến, xử lý, bảo quản và khu chức năng phải hoàn toàn riêng biệt nhau, được bố trí hợp lý và tách biệt với khu vực sinh hoạt.

  • Đối với cơ sở đóng gói:

Đơn vị đóng gói cần chải hoặc làm sạch bề mặt quả bằng súng áp suất cao hoặc có thể dùng các biện pháp hiệu quả khác để loại bỏ trứng, bào tử nấm.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ cung cấp thật nhiều thông tin bổ ích để từ đó giúp nông sản Việt tiến sâu vào thị trường quốc tế

Xem thêm:

Gửi thực phẩm khô cho du học sinh Châu, sách vở, hải sản khô 

Mua hộ hàng Singapore về Việt Nam nhanh chóng – tiết kiệm