Nội dung
Sự phát triển của Logistics “last-mile”: Xu hướng và thách thức
Logistics “last-mile” hay còn gọi là “giao hàng chặng cuối” là giai đoạn cuối trong chuỗi cung ứng, có chi phí và độ phức tạp cao nhất, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của “last-mile”, chúng ta sẽ xem xét các khía cạnh chính sau.
1. Xu hướng phát triển của Logistics “last-mile”
- Tăng trưởng thương mại điện tử và nhu cầu giao hàng
Thương mại điện tử phát triển tạo nhu cầu giao hàng nhanh và tiện lợi. Khách hàng từ đó kỳ vọng hơn vào tốc độ giao hàng, thúc đẩy dịch vụ giao hàng trong ngày và giờ.
- Sự thay đổi của các công ty logistics
- Giao hàng bằng drone và robot: Giúp tiếp cận khu vực khó trong đô thị và tiết kiệm thời gian, được nhiều công ty đầu tư mạnh mẽ.
- Crowdsourcing: Tận dụng nguồn lực cộng đồng qua các nền tảng như UberEats, GrabExpress để giao hàng.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Tối ưu hóa lộ trình giao hàng, cải thiện hiệu suất và giảm chi phí.
3. Thách thức trong Logistics “last-mile”
- Chi phí cao: Giao hàng chặng cuối chiếm đến 50% tổng chi phí vận chuyển, dẫn đến chi phí nhân công, xăng dầu và quản lý hệ thống cao hơn so với các giai đoạn khác trong chuỗi cung ứng.
- Tắc nghẽn giao thông: Tại đô thị, tắc nghẽn giao thông làm gia tăng thời gian giao hàng và chi phí vận hành, khiến khách hàng phải chờ đợi lâu hơn dự kiến.
- Phát thải môi trường: Vận chuyển liên tục tại đô thị tăng lượng khí thải CO2, yêu cầu các doanh nghiệp phải nghiên cứu các phương án giao hàng bền vững hơn.
4. Các giải pháp để đối phó với thách thức
- Mô hình điểm nhận hàng: Nhiều doanh nghiệp thiết lập các điểm nhận hàng nhằm tiết kiệm chi phí.
- Tủ đồ thông minh: Khách hàng có thể tự đến lấy hàng tại các vị trí thuận tiện, giảm thiểu áp lực giao hàng.
- Sử dụng xe điện và xe tải nhỏ: Giải pháp này giúp giảm phát thải và chi phí nhiên liệu, đặc biệt trong các khu vực đô thị.