So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không

Vận đơn đường hàng không

Nội dung

So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển và giao nhận hàng hóa, vận đơn là chứng từ đóng vai trò rất quan trọng. Tùy vào phương thức vận chuyển sẽ có những loại vận đơn khác nhau. Bạn hãy cùng Danang Logistics so sánh vận đơn đường biển và vận đơn đường hàng không qua bài viết sau nhé!

Vận đơn đường biển ( Bill of Lading – B/L)

Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do người
chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.
Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt động
nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịch hàng hoá, là bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở. 

Chức năng của vận đơn đường biển

– Là biên lai nhận hàng để chuyên chở
– Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở
– Là giấy chứng nhận quyền sở hữu của hàng hóa
– Là một chứng từ không thể thiếu trong buôn bán hàng hóa bằng đường biển quốc tế

vận đơn đường biển
vận đơn đường biển

Phân loại vận đơn

Căn cứ tính chất xếp hàng lên tàu:(2)
– Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L)
– Vận đơn nhận hàng để xếp (Receipt on board B/L)
Căn cứ cách thức chuyển nhượng vận đơn: (3)
– Vận đơn theo lệnh (to order B/L)
– Vận đơn đích danh (Straight B/L)
– Vận đơn vô danh (vận đơn xuất trình – to bearer B/L)
 Căn cứ phương thức vận chuyển: (3)
– Vận đơn đi thẳng – Vận đơn trực tiếp (Direct B/L)
– Vận đơn chuyển tải – Vận đơn đi suốt (Through B/L)
– Vận đơn liên hợp (Combined B/L)
Cách phê chú trên vận đơn: (2)
– Vận đơn sạch (Vận đơn hoàn hảo – Clean B/L)
– Vận đơn không sạch (Vận đơn không hoàn hảo – Unclean B/L)
– 
Sea way bill: là chứng từ thay thế vận đơn truyền thống. Khi tàu cập cảng, người nhận hàng mang giấy tờ chứng minh mình là người nhận hàng. Chứng từ này giống vận đơn đích danh, nhưng khác là người nhận trong vận đơn đích danh phải xuất trình vận đơn.
– Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Bill of Lading to be used with charter-party):
đây là chứng từ vận tải do hàng tàu/người chuyên chở cấp cho một lô hàng khi đã bốc lên tàu theo phương thức thuê tàu chuyến.

Vận đơn hàng không (Airway Bill – AWB) 

Là một chứng từ vận tải đường hàng không do người chuyên chở hoặc người đại diện
của họ cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng đã xếp lên mâm và lên máy bay.
– Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không
quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao
gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ.
– Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống
hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”.
– Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.

Chức năng:
+ Hợp đồng chuyên chở
+ Bằng chứng việc nhận hàng
+ Hoá đơn cước phí
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm
+ Giấy hải quan
+ Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không
Các loại vận đơn hàng không:
* Vận đơn chủ và vận đơn nhà:
+ Hãng hàng không sẽ cấp vận đơn chủ (Master Airway Bill – MAWB) cho cả
lô hàng cho người giao nhận hàng hóa, địa chỉ người nhận hàng là đại lý chia lẻ (Break
Bull Agent).
+ Người giao nhận lập vận đơn riêng cho mình – 
vận đơn nhà (House Airway Bill
– HAWB) 
cho từng lô hàng lẻ, và giao cho người gởi hàng. Loại vận đơn này do hãng
hàng không cấp cho người giao nhận làm dịch vụ gom hàng (Consolidation).
* Vận đơn của hãng hàng không (Airline AWB)
* Vận đơn trung lập (Neutral AWB)

Vận đơn đường hàng không
Vận đơn đường hàng không

So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không

Giống nhau: Vận đơn của 2 phương thức vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển đều có những đặc điểm của một vận đơn nói chung, cụ thể:

  • Về chức năng: đều là biên lai gửi hàng và bằng chứng của hợp đồng vận chuyển
  • Về hình thức: trên vận đơn đều có những nội dung cơ bản như: tên người gửi hàng, nhận hàng, thông tin về phương tiện vận chuyển, thông tin lô hàng

Khác nhau:

Vận đơn đường biển Vận đơn hàng không
Có thể chuyển nhượng được, nếu là loại
giao hàng theo lệnh
Không chuyển nhượng được
Phát hành sau khi hàng đã được xếp lên
tàu
Phát hành sau khi giao hàng cho
hãng vận chuyển
Phát hành bộ đầy đủ: 3 bản gốc, 3 bản
copy
Phát hành ít nhất 9 bản
Dùng trong vận tải đường biển Dùng trong vận chuyển hàng không
Có thể sử dụng với tất cả các điều kiện
quy định trong Incoterms 2020
Không dùng với điều kiện FAS,
FOB, CFR và CIF trong Incoterms
2020
Điều chỉnh bởi Công ước Hague,
Hauge-Visby, và Bộ luật US COGSA
1936
Điều chỉnh bởi Công ước Warsaw,
Công ước Hague sửa đổi, Công ước
Montreal

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, xuất nhập khẩu của Danang Logistics nhé!

Để biết thêm thông tin vận chuyển hàng hóa đi Nội địa – Quốc tế, hãy đến với Danang Logistics qua Hotline để được tư vấn nhé!

Xem thêm:

Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc giá rẻ

Vận chuyển chứng từ đi Châu Âu từ Hà Nội uy tín 

Dịch vụ gửi bánh in qua Đài Loan