Nội dung
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Có bao nhiêu bước liên quan đến Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không? Những mặt hàng nào phù hợp để vận chuyển bằng đường hàng không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đà Nẵng Logistics để hiểu thêm về vận chuyển hàng không nhé!
Tìm hiểu phương thức vận chuyển hàng hóa thông qua đường hàng không
Ưu điểm
- Thời gian làm hàng nhanh: Tốc độ trung bình của máy bay chở khách khoảng 800-1000km/h. Vì vậy, hiện nay thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được coi là nhanh nhất. So với các phương thức vận tải khác.
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển: Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Sẽ giảm thiểu được tình trạng mất mát, hư hỏng, thất thoát hàng hóa. Thêm vào đó, nó giúp giảm tổn thất do hàng hóa bị làm thủ công, bị hỏng hoặc trộm cắp vặt.
- Phí bảo hiểm thấp: So với các phương thức vận chuyển khác, vận tải hàng không có ưu điểm là phí bảo hiểm thấp hơn nhiều.
- Tiết kiệm chi phí kho bãi: Do đặc điểm hàng hóa vận chuyển nhanh, thủ tục xử lý nhanh nên tiết kiệm được chi phí kho bãi.
Nhược điểm
- Chi phí cao: Chi phí vận tải hàng không thường cao hơn 5-6 lần. So với vận tải đường biển và 2-4 lần so với vận tải đường bộ.
- Hạn chế khối lượng hàng hóa: Vận tải hàng không không được coi là một lựa chọn thích hợp. Cho các lô hàng cồng kềnh hoặc đồ sộ.
- Thủ tục phức tạp: Để đảm bảo an toàn cho chuyến bay, có rất nhiều quy định đối với việc vận chuyển hàng hóa. Bằng đường hàng không, Do đó, thủ tục hàng không bao giờ cũng phức tạp hơn.
- Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài: Trong trường hợp thời tiết xấu như mưa bão, chuyến bay có thể bị hoãn hoặc hủy.
Các loại hàng hóa chuyên vận chuyển bằng đường hàng không
Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:
Hàng hóa thông thường: Bất kỳ hàng hóa nào có thể được vận chuyển bằng đường hàng không. Các thuộc tính của chúng không liên quan gì đến kích thước, nội dung, bao bì, .v.v. Tuy nhiên, những hàng hóa này phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. trước khi được vận chuyển lên máy bay.
Hàng đặc biệt: Động vật sống, hàng giá trị cao, hàng ngoại giao, hài cốt, hàng dễ hư hỏng. Hàng nguy hiểm, hàng ướt, hàng hôi thối, hàng cồng kềnh,…
Ngoài ra, sẽ có những mặt hàng bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không. Một số mặt hàng bị cấm bằng đường hàng không bao gồm:
- Ma túy, thuốc kích thích thần kinh, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ như dao, kiếm, giáo, mác,…
- Văn hóa phẩm biến chất, ấn phẩm phản động, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống Nhà nước Việt Nam.
- Vật phẩm dễ cháy nổ hoặc chất nguy hiểm, mất vệ sinh, chất gây ô nhiễm môi trường.
- Sinh vật, thực phẩm cần bảo quản tươi, vật phẩm, ấn phẩm và vật phẩm bị cấm nhập cảnh.
- Kim loại quý, đá quý (vàng, bạc, bạch kim,..), hoặc các sản phẩm được gia công từ kim loại quý, đá quý.
Chi tiết quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Bước 1.Booking
Đầu tiên là Booking (đặt chỗ) hay còn gọi là việc thuê máy bay. Nếu bên bán chịu trách nhiệm thuê máy bay, bạn cần liên hệ các công ty Đà Nẵng Logistics và chọn công ty có mức giá cạnh tranh.
Khi nhận được Booking từ Đà Nẵng Logistics bên xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, ngày khởi hành, số lượng, thể tích … để chuẩn bị hàng giao kịp thời gian.
Bước 2. Đóng hàng
Hàng hóa sẽ được đóng gói tại kho của bên xuất khẩu và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Công ty Đà Nẵng Logistics đưa hàng ra kho hàng tại sân bay. Cấp cho người xuất khẩu Giấy chứng nhận đã nhận hàng xác nhận về việc họ đã thực sự nhận được lô hàng để vận chuyển.
Bước 3. Thủ tục hải quan xuất khẩu
Sau khi hàng đã ra sân bay. Bên bán chuẩn bị bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Người xuất khẩu tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc có thể thuê công ty thực hiện trước thời điểm máy bay khởi hành. Người xuất khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành khác như Xin giấy phép xuất khẩu. Hun trùng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).
Bước 4. Phát hành Air waybill (vận đơn hàng không)
Thủ tục hải quan xuất khẩu hoàn thành, hãng hàng không phát hành Master Air Waybill (Vận đơn chủ) cho lô hàng. Người giao nhận phát hành House Air Waybill (Vận đơn của người gom hàng) và gửi kèm bản gốc AWB số 2 cùng bộ chứng do người nhập khẩu yêu cầu theo lô hàng. Bản gốc AWB số 3 được giao lại cho người gửi hàng cùng thông báo cước và phí có liên quan (nếu có).
Bước 5. Gửi chứng từ (nếu cần)
Nhà xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc và được vận tải cùng lô hàng.
Vì trong vận tải hàng không, 1 bản Air waybill gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích và bên nhập khẩu không cần xuất trình AWB gốc để nhận hàng
Bước 6. Nhận chứng từ trước qua email
Người xuất khẩu thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản scan của toàn bộ các chứng từ khác để người nhập khẩu chủ động trong việc chuẩn bị thủ tục hải quan nhập khẩu trong thời gian lô hàng đang được vận chuyển đến.
Bước 7.Thông báo hàng đến
Đại lý của hãng vận tải tại sân bay đích sẽ gửi Thông báo hàng đến (Notice of arrival) cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, kho hàng hoặc nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp… để chủ động cho việc làm thủ tục hải quan.
Bước 8. Lệnh giao hàng
Khi hàng đến, Đà Nẵng Logistics thu lại House Air Waybill bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí lệnh giao hàng (D/O), phí làm hàng (Handling), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.
Bước 9. Thủ tục hải quan nhập khẩu
Nhà nhập khẩu đã có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan ngay cả khi hàng chưa đến sân bay trên phần mềm hải quan điện tử và chờ khi hàng đến sân bay để thực hiện thông quan.
Nhà nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê luôn công ty Đà Nẵng Logistics. Người nhập khẩu có thể phải thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành khác như Xin giấy phép nhập khẩu, Kiểm tra chất lượng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).
Bước 10. Nhà nhập khẩu nhận hàng
Đà Nẵng Logistics làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không. Thanh lý tờ khai, và sắp xếp phương tiện lấy hàng khỏi sân bay để giao đến kho của người nhập khẩu.
Các sân bây quốc tế hàng không tại Việt Nam
- Sân bay quốc tế Nội Bài
- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
- Sân bay quốc tế Cam Ranh
- Sân bay quốc tế Đà Nẵng
- Sân bay quốc tế Phú Bài, Huế
- Sân bay Phú Quốc, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
- Sân bay quốc tế Vinh
- Sân bay quốc tế Cần Thơ
- Sân bay quốc tế Chu Lai
Ngoài 9 sân bay quốc tế, nước ta còn có 12 sân bay nội địa phục vụ cho mục đích dân sự bao gồm:
- Sân bay Côn Đảo
- Sân bay Phù Cát – Bình Định
- Sân bay Cà Mau
- Sân bay Buôn Ma Thuột
- Sân bay Điện Biên Phủ
- Sân bay Pleiku
- Sân bay Cát Bi – Hải Phòng
- Sân bay Rạch Giá
- Sân bay Liên Khương – Lâm Đồng
- Sân bay Tuy Hòa
- Sân bay Đồng Hới
- Sân bay Thọ Xuân – Thanh Hóa
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!!!
Xem thêm:
Những điều cần biết khi vận chuyển thú cưng đi nước ngoài
Gửi đồ thờ cúng đi Mỹ, tượng phật đi Mỹ uy tín, chuyên nghiệp nhất
Vận chuyển cây đào hỏa tốc từ Hà Nội vào Sài Gòn