Incoterms 2020 mới đây đã được ICC (International Chamber of Commerce) công bố. Incoterms có rất nhiều phiên bản khác nhau; mỗi phiên bản ứng với một thời điểm nhất định của sự phát triển của nền kinh tế thế giới và có tính kế thừa của các phiên bản trước. Incoterms không mang tính bắt buộc phải sử dụng; nhưng khi đã sử dụng thì các bên phải tuân thủ và chịu mọi rủi ro; chi phí và trách nhiệm theo điều kiện đã được thống nhất.
Chúng tôi cập nhật một số thay đổi của Incoterms 2020 và Nội dung chi tiết của Incoterms. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng; việc Incoterms 2020 ra đời không có nghĩa là thay thế Incoterms 2010 hay các phiên bản Incoterms trước đó. Doanh nghiệp nên lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp với hợp đồng mua bán của bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Bạn có thể download BẢN CHI TIẾT INCOTERMS 2020 TẠI ĐÂY
Nội dung
Một số điểm mới của Incoterms 2020
Trong incoterms 2020 có hai điểm thay đổi chính nhất khác so với bản 2010 đó chính là thêm điều khoản:
DAT (Delivered at Terminal)
Sẽ đổi tên thành DPU (Delivered at Place Unloaded): Về cơ bản thì hai điều này giống nhau; nhưng ICC muốn nhấn mạnh và nói rõ ra vấn đề người bán hàng phải giao hàng đến một điểm đã định trước (ga tàu; bến cảng; ICD; một điểm bất kỳ …); nghĩa là phải chịu trách nhiệm hạ hàng từ phương tiện vận tải xuống dưới “mặt đất” của điểm đích đã định. Điều này mở rộng hơn DAT (chỉ giao hàng đến một bến cảng; ga tàu nào đó); điểm giao hàng có thể là bất kỳ nơi nào theo thỏa thuận của người bán và người mua.
- Đối với việc giao hàng theo điều kiện DPU; thì người bán phải chịu mọi chi phí; rủi ro; trách nhiệm;cho tới khi hàng đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại điểm đã thống nhất từ trước.
- Đối với vấn đề mua bảo hiểm thì sẽ được thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.
- Ví dụ: Giao hàng theo DPU Cát Lái (hàng nguyên container – FCL); thì người bán hàng cần chịu: Phí vận chuyển từ kho người bán đến cảng Cát Lái (cước vận chuyển nội địa; local charge đầu xuất và nhập; cước vận chuyển quốc tế). Riêng bảo hiểm sẽ được thỏa thuận giữa đôi bên.
FCA (Free Carrier)
Người bán miễn trách nhiệm khi giao hàng cho nhà vận chuyển( carrier được chỉ định bởi bên mua); điều khoản này có một điểm mới đó là người vận chuyển được phép cấp vận đơn sau khi đã nhận hàng từ người bán hàng. Lưu ý: giao hàng cho nhà vận chuyển; nghĩa là phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên trên phương tiện vận chuyển.
Điều khoản CIF và CIP
“I” = insurance; những điều khoản có chữ “I” thì mặc định người bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Đối với điều khoản CIP thì loại bảo hiểm mặc định đó là loại (A) hoặc tương đương loại (A); trước đây theo incoterms 2010 thì loại bảo hiểm mặc định cho điều kiện CIP là loại (C) – bảo hiểm bắt buộc . Riêng điều kiện CIF thì vẫn giữ nguyên như phiên bản incoterms 2010 – điều kiện loại (A) – bảo hiểm mọi rủi ro. Loại bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí bảo hiểm cao hay thấp; nên đây cũng là yếu tố mà các bên phải xem xét kỹ khi ký hợp đồng ngoại thương.
Trên bản incoterms 2020 tại mục 9A/9B thì trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua được liệt kê rõ ràng.
Các điều khoản
Free Carrier (FCA); Delivered at Place (DAP); Delivered at Place Unloaded (DPU) và Delivered Duty Paid (DDP); được mở rộng thêm đó là nhà vận chuyển không nhất thiết phải là bên thứ 3; mà có thể được vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của người mua hoặc người bán.
Đối với bản incoterms 2020 được bổ sung thêm các quy định về bảo mật thông tin; các bên tham gia phải bảo mật thông tin về hàng hóa; giá cả; các thông tin liên quan đến thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
Tóm tắt các điều khoản Incoterms 2020
EXW | Ex Works – Giao hàng tại xưởng
Nếu bên bán muốn xuất khẩu nhưng không đủ khả năng làm bất cứ việc gì liên quan đến lô hàng như: thủ tục hải quan; vận tải; mua bảo hiểm;… do thiếu kinh nghiệm xuất khẩu thì nên đề nghị ký hợp đồng theo điều kiện EXW. Với điều kiện này bên bán chỉ cần đặt hàng tại nhà xưởng của mình; bên mua sẽ trả tiền hàng (giá trị Invoice) và cho người đến mang hàng đi.
- EXW nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại một địa điểm chỉ định (nhà máy hoặc nhà kho); và địa điểm chỉ định có thể là cơ sở của người bán hoặc không.
- Để giao hàng; người bán không cần bốc xếp hàng lên phương tiện; cũng không cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
- Việc giao hàng xảy ra – rủi ro được chuyển giao – khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua (chưa xếp lên phương tiện).
- EXW là điều kiện Incoterms quy định trách nhiệm tối thiểu của người bán.
- EXW được sử dụng với mọi phương thức vận tải.
- Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.
FCA | Free Carrier – Giao cho người chuyên chở
Nếu bên bán có khả năng làm thủ tục hải quan xuất khẩu; để thuận tiện bên bán nên nhận làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh là thuế xuất khẩu) và đề nghị ký hợp đồng theo điều kiện FCA. Bên bán thường dự tính trước tiền thuế xuất khẩu phải nộp và tính vào tiền hàng phải thu bên mua.
Tóm tắt:
- FCA có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua một trong hai cách sau:
Khi địa điểm chỉ định là cơ sở của người bán; hàng được giao khi chúng được bốc lên phương tiện vận tải do người mua sắp xếp hoặc
Khi địa điểm chỉ định là nơi khác; hàng được giao khi hoàn thành việc bốc xếp lên phương tiện vận tải của người bán và tới địa điểm khác được chỉ định và sẵn sàng để dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải của người bán và đặt dưới quyền định đoạt của người vận tải hoặc người khác do người mua chỉ định.
- Bất cứ địa điểm nào trong hai địa điểm trên được chỉ định để giao hàng; địa điểm đó xác định nơi chi phí và rủi ro được chuyển giao cho người mua.
- FCA yêu cầu người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu.
- B/L ghi chú “on board” trong hợp đồng sử dụng FCA – Để thực hiện tính khả thi của điều kiện FCA đối với những người bán cần một B/L có ghi chú “on board”; FCA của Incoterms 2020 lần đầu tiên quy định nếu hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng; người mua phải chỉ định người vận tải phát hành B/L ghi chú “on board” cho người bán.
- FCA được sử dụng với mọi phương thức vận tải.
- Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.
Các bạn có thể đọc thêm về các dịch vụ của chúng tôi tại
Nội dung Incoterms 2020. Tóm tắt và Chi tiết (Phần 2)
Incoterms 2020. Những lưu ý khi sử dụng Incoterms trong xuất nhập khẩu
Dịch vụ thủ tục hải quan trọn gói tại Đà Nẵng
Dịch vụ Gửi đồ đi Philippine giá rẻ | Chỉ từ 150.000/kg
Chuyển phát nhanh hàng đi HongKong | Giá rẻ chỉ từ 112 nghìn đồng
Mọi thông tin chi tiết về Incoterms 2020. Quý khách vui lòng liên hệ
Công ty Bưu vận Nội địa và Quốc tế Đông Dương
(Indochina Post & Logistics J.S.C)
Chi nhánh Đà Nẵng
Hotline/Zalo: 0901 494 677 (phục vụ 24/7)
Website: https://dananglogistics.net/
Các văn phòng & chi nhánh
VP Đà Nẵng: 56, Nguyễn Hành, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
VP Cần Thơ: 67/4, Phan Đăng Lưu, Thới Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ
VP Sài Gòn: 10, Đồng Nai, Phường 2, Tân Bình, Hồ Chí Minh
VP Vũng Tàu: 68, Quốc Lộ 51, Khu Phố Phú Hà, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Bà Rịa
VP Bình Dương: 30-32, Đường Số 1, Phú Hòa, Thủ Dầu Một
VP Hà Nội: 45A, Ngõ 167, Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH LÀ NIỀM VINH HẠNH CỦA CHÚNG TÔI !!!