Logistics Và Sự Ảnh Hưởng Của Nó Đến Thương Mại Điện Tử

Vận chuyển hàng sang Singapore bằng đường biển

Nội dung

Mạng lưới Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển của Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, logistics giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền thương mại từ người bán đến người mua
Với quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền và thậm chí chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
Điều này cho thấy giữa thương mại điện tử và logistics có mối liên kết chặt chẽ và tương trợ đắc lực cho nhau.
Năm 2018, Amazon gia nhập thị trường Việt Nam để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa.
Tốc độ cung cấp sản phẩm ngày càng quan trọng cũng như chất lượng đối với cả khách hàng và người bán. 
Khi thị trường tiếp tục phát triển, ngày càng thấy rõ triển vọng dài hạn của TMĐT Việt Nam nằm ở việc phát triển một hệ thống logistics tốt để tạo thuận lợi cho ngành. 

 

4 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam

Logistics trong chuỗi cung ứng của thương mại điện tử

Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%.

Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN.

Đặc biệt, trong những tháng cao điểm chống dịch Covid-19 của năm 2020, hành vi mua sắm của người tiêu dùng có sự thay đổi mạnh mẽ khi nhanh chóng chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến.

Hình thức mua sắm trực tuyến có 2 nhóm sản phẩm trao đổi được phân chia cụ thể.

Nhóm thứ nhất là các sản phẩm vô hình có thể số hóa, chuyển giao trên nền tảng internet như các sản phẩm nhạc, phần mềm máy tính, trò chơi và các tiện ích của trò chơi trực tuyến…

Nhóm thứ hai là các sản phẩm hữu hình, có trọng lượng, thể tích, không thể số hóa được như quần áo, dụng cụ, thiết bị gia đình, thiết bị điện tử, điện lạnh…

Dù giao dịch được thực hiện trên môi trường mạng nhưng dịch vụ logistics và chuyển phát chính là mắt xích không thể thiếu để hoàn thành các đơn hàng thương mại điện tử của nhóm sản phẩm hữu hình này.

Vận tải đa phương thức đã liên kết được tất cả các phương thức vận tải với nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ của nhà sản xuất, nhà phân phối cũng như nhu cầu với sản phẩm của người tiêu dùng.

TMDT tạo động lực phát triển logistics

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập và mở cửa, khối lượng hàng hóa luân chuyển không ngừng tăng lên, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng tăng đã kéo theo sự tăng trưởng của logistics.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2019, dịch vụ vận tải hàng hóa đạt 1.684,1 triệu tấn, tăng 9,7% so với năm trước, trong đó vận tải trong nước đạt 1.650 triệu tấn, tăng 9,8%, vận tải nước ngoài đạt 34,1 triệu tấn, tăng 4,3%.

Năm 2020, dù hoạt động vận tải chịu nhiều ảnh hưởng từ các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19 nhưng mức giảm của vận tải hàng hóa không quá nhiều so với nhiều lĩnh vực khác, trong đó vận tải trong nước chiếm trên 98% khối lượng hàng hóa cũng chỉ giảm 7,2%, vận tải nước ngoài dù giảm tới 14,9% nhưng chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng hàng hóa.

Trong khoảng thời gian chống dịch cao điểm từ tháng 2 đến tháng 4, thói quen tiêu dùng và mua sắm của người tiêu dùng từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng trực tuyến đã có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Các trang thương mại điện tử như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee… hoạt động nhộn nhịp và sôi nổi.

Điều đó đã góp phần tác động giúp một bộ phận logistics đang bị ảnh hưởng bởi dịch không bị thiệt hại quá sâu.

Như vậy, thương mại điện tử giữ vai trò tăng cường sức bật cho logistics, trong khi logistics là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của thương mại điện tử.

Những thách thức mà ngành Thương mại điện tử phải đối mặt

Tuy là một lĩnh vực đang phát triển, lĩnh vực logistics ở Việt Nam cũng có nhiều những thách thức phải đối mặt.

Những công ty như Lazada có mạng lưới giao hàng riêng cũng có những hạn chế.

Ngay cả khi có mạng lưới logistics của riêng mình, nó vẫn phải dựa vào các đối tác 3PL để thực hiện các đơn đặt hàng dựa trên nhu cầu của lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển.

Bên cạnh đó, Việt Nam chủ yếu là nền kinh tế dựa trên tiền mặt, với hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt để thanh toán.

Các công ty thương mại điện tử buộc phải dựa vào tiền mặt khi giao hàng, dẫn đến chi phí hoạt động cao hơn.

 

hàng thương mai điện tử hư hỏng

 

Các hãng cũng phải đối mặt với tình trạng sản phẩm bị trả lại, đổi, hỏng.

.Ngoài ra, 75% đơn hàng thương mại điện tử hàng ngày được giao dịch ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, những nơi có lượng truy cập lớn, làm tăng chi phí.

Hơn nữa, khung pháp lý và các quy định liên quan đến lĩnh vực logistics vẫn còn nhiều khó khăn và phức tạp.

Các vấn đề chặng cuối phải được giải quyết và việc vận chuyển hàng hóa đến các vùng nông thôn là một thách thức.

Những vấn đề này trở nên rõ ràng hơn khi các công ty tìm cách đạt được chỗ đứng bên ngoài các thành phố cấp một của Việt Nam, chẳng hạn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Dananglogistics mong rằng mẫu tin sưu tầm này có thể giúp ích cho quý khách!!!