HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT CŨ NHƯNG MỞ RA NHIỀU CƠ HỘI MỚI

Nội dung

Hệ thống đường sắt cũ nhưng mở ra nhiều cơ hội mới

Từ cuối tháng 3 năm 2023, liên tiếp có những ý kiến tích cực được đưa ra sau khi chuyến tàu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ thành phố Thanh Đảo (Sơn Đông – Trung Quốc) đến tỉnh Đồng Nai của Việt Nam. Các ý kiến chuyên gia cho rằng chuyến tàu gợi lên một hy vọng mới, nhưng cũng đặt ra vô vàn thách thức.

Hệ thống đường sắt cũ nhưng mở ra nhiều cơ hội mới
Hệ thống đường sắt cũ nhưng mở ra nhiều cơ hội mới

Vì sao chuyến tàu cũ nhưng mở ra nhiều cơ hội mới ?

Ngày 16-3, chuyến tàu đầu tiên đã chở hàng hóa từ thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đến Ga Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai – một tỉnh Đông Nam Bộ của Việt Nam.Chuyến tàu do Công ty TNHH Shandong Hi-Speed Qilu Eurasia Railway, thuộc Tập đoàn Cao tốc Sơn Đông khai thác, vận chuyển hàng hóa qua lại giữa 2 nước. Đây là một tín hiệu đáng mừng giúp mở ra cơ hội tăng cường vận tải hàng hóa bằng đường sắt thuận lợi hơn giữa hai bên.

Những lợi ích của tuyến tàu này?

Dịch vụ Logistics

Sự kiện này đánh dấu mốc khởi điểm quan trọng trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tại Đồng Nai và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản đang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc như: chuối, sầu riêng, mít, chôm chôm…

Nếu hạ tầng vận tải đường sắt được đồng bộ, ngoài hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc từ nay đã có thể đưa thẳng đến Đông Nam Bộ. Hàng hóa xuất khẩu từ phía Nam cũng sẽ dồn về Đồng Nai với ga Trảng Bom là đầu mối tiếp nhận, để được đưa lên tàu khổ ray 1m. Sau đó, chạy thẳng ra ga Yên Viên (Hà Nội), ga Kép (Bắc Giang) hoặc ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), để chuyển sang tàu khổ ray 1,438m xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, hiệu quả hơn vận tải đường bộ.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Ông Ngụy Hoa Tường, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM nhấn mạnh, chuyến tàu đường sắt chở hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Đồng Nai.Đây sẽ là chuyến tàu khởi nguồn mang lại nhiều cơ hội giao thương, hợp tác đầu tư giữa 2 nước. Ông kỳ vọng các bên cùng nhau hợp tác, đổi mới, tạo giá trị cao hơn từ các chuyến hàng nhằm phục vụ hợp tác và phát triển 2 nước Việt Nam – Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, ông Xu Meng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Shandong Hi-Speed Qilu Eurasia Railway (quản lý tàu Sơn Đông) thông tin, từ khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP được thực thi vào 1.1.2022, giao thương giữa Trung Quốc với 10 nước ASEAN và các nước thành viên 4 bên đã trở nên gần gũi hơn. Tuyến đường sắt Trung Âu đã mở các tuyến mới từ Sơn Đông đến Hà Nội (Việt Nam); Viêng Chăn, Luông Pha Băng (Lào)…

Nhiều loại hàng hóa xuất khẩu khác từ phía Nam có thể xuất thẳng sang châu Âu qua các chuyến tàu liên vận quá cảnh Trung Quốc mà ngành Đường sắt đã thiết lập được. Cụ thể, hàng hóa từ phía Nam sau khi đổi sang toa tàu Trung Quốc (phù hợp khổ đường sắt quốc tế 1,438m tại 3 ga phía Bắc nêu trên) sẽ được vận chuyển lần lượt qua Trung Quốc (Trùng Khánh hoặc Thành Đô), đến Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan, Đức và từ Đức tỏa đi các nước châu Âu khác.

Hệ thống đường sắt cũ nhưng mở ra nhiều cơ hội mới
Hệ thống đường sắt cũ nhưng mở ra nhiều cơ hội mới

Các hạn chế cần cải tạo để mở rộng tiềm năng tuyến đường sắt

Nhìn lại hạ tầng đường sắt Đông Nam Bộ sẽ thấy không dễ dàng để phát huy lợi thế của loại hình vận tải rẻ, nhanh, siêu trọng này. Toàn vùng chỉ có 1 tuyến đường sắt Bắc – Nam cũ kỹ với khổ ray 1m chạy xuyên qua những đô thị đông dân cư. Tải trọng cầu đường kém; đầu máy yếu, toa xe chuyên chở container thiếu…

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng, tỉnh dự kiến sẽ triển khai dự án Tổng kho trung chuyển miền Đông. Tại Ga Trảng Bom, xác lập vai trò là khu phát triển dịch vụ kho bãi, trung chuyển hàng hóa cho Đồng Nai và các tỉnh lân cận bằng đường sắt. Tuy nhiên vẫn chưa được triển khai, do khó khăn cả về vốn và cơ chế.

Với những tiềm năng phát triển này, Đồng Nai luôn chào đón và hợp tác với các nhà đầu tư trên tinh thần hai bên cùng có lợi. Điều này giúp phát triển nền kinh tế, đặc biệt là về lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ logistics.

Do đó, mong rằng tuyến tàu hỏa Sơn Đông – Đồng Nai sẽ mang lại cho các doanh nghiệp, nông dân Đồng Nai cơ hội được XNK hàng hóa một cách nhanh nhất, rẻ nhất và an toàn nhất, đặc biệt là nông sản của tỉnh.

Xem thêm:

Đường sắt bắt tay doanh nghiệp logistics đầu tư ga hàng hóa

Chuyển phát nhanh từ Hồ Chí Minh đến Đồng Nai nhanh gọn giá tốt