Nội dung
Giải bài toán khó: Tìm kiếm nguồn nhân lực logistics chất lượng cao
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, các hoạt động logistics từ sản xuất đến tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và dịch vụ và đối với toàn bộ nền kinh tế.
Việt Nam là một trong bốn quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng lớn để phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics..
Tuy nhiên, nguồn nhân lực đang được xem là một trong những vấn đề nan giải nhất của ngành Logistics, do vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo bài bản.
Do đó, bài viết này Đà Nẵng logisitcs sẽ đưa ra những thông tin tổng quan thực trạng nguồn nhân lực ngành Logistics ở Việt Nam.
1, Logistics được hiểu như thế nào?
Logistics ngày nay được xem như là một phần của hoạt động chuỗi cung ứng. Hiểu đơn giản, chuỗi cung ứng là một sự sắp xếp giữa các công ty liên kết với nhau đem đến sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường.
Chức năng của logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng…
Nếu logistics làm tốt sẽ đảm bảo dịch vụ tốt hơn, chi phí thấp hơn nhưng lại hiệu quả cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế
2, Tổng quan ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay
Với lợi thế nằm trên trục giao thương hàng hải thuận tiện, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để có thể trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa vận tải đường biển quốc tế. Tận dụng lợi thế đó, các cảng biển Việt Nam đã đầu tư, xây dựng quy mô lớn, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 100.000 tấn; có 70 đường bay quốc tế… rất có lợi thế để phát triển dịch vụ logistics.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng thực tế cho thấy đến nay, năng lực cạnh tranh của ngành Logistics Việt Nam vẫn còn khá nhiều hạn chế.
Các DN logistics Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, chỉ đáp ứng được các dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ, chưa tham gia điều hành cả chuỗi logistics như các DN FDI.
3, Thực trạng phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam
Thực tế cũng cho thấy, nguồn nhân lực chính là vấn đề nan giải nhất của ngành Logistics hiện nay, bởi do phát triển nóng nên nguồn nhân lực của ngành này vừa thiếu, vừa yếu.
Các số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng, điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 22 tỷ USD, chiếm 20,9% GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20-25% (số liệu của World Bank, 2014).
Nhân lực logistics ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được lấy từ các đại lý hãng tàu, các công ty giao nhận vận tải biển và sử dụng theo khả năng hiện có.
Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng ghi nhận
- có tới 80,26% nhân viên trong các DN logistics được đào tạo thông qua các công việc hằng ngày,
- 23,6% nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong nước, 6,9% nhân viên được các chuyên gia nước ngoài đào tạo,
- chỉ có 3,9% được tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài.
Do vậy, Việt Nam cần có một ngành học về logistics/quản trị chuỗi cung ứng được đào tạo chính quy, bài bản và có hệ thống tại các trường đại học thì nguồn nhân lực mới được cung ứng một cách bền vững và có chất lượng.
4, Giải pháp giải quyết vấn đề phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam
Về phía Chính phủ
- Cần rà soát và tiếp tục thực hiện các chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động logistics.
- Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên trách với DN nhằm xác định chính xác nhu cầu lao động và tuyển dụng.
- Nhà nước cần xây dựng các bộ tiêu tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ trợ đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị,…
Về phía các cơ sở đào tạo
- Kiên trì phát triển nguồn nhân lực giảng viên giảng dạy về logistics;
- Thu hút các chuyên gia về logistics trong nước và quốc tế tham gia giảng dạy, đào tạo; liên kết chặt chẽ với DN xây dựng chương trình đào tạo, thực hành, thực tập,…
- Việc hợp tác với doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế, thực tập, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là cần thiết.
Về phía sinh viên
- Cần năng động hơn nữa trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận các công ty dịch vụ logistics nếu muốn làm việc trong khu vực dịch vụ này,
- Cần tích cực học hỏi trau dồi nghiệp vụ và kỹ năng làm việc.
- Còn nhóm lao động trực tiếp cần được đào tạo không chỉ kỹ năng làm việc, mà còn phải được đào tạo cả tinh thần, thái độ làm việc, cũng như thái độ chấp hành kỷ luật lao động.
Xem thêm:
“Xanh Hóa Logistics” Dần Trở Thành Chiến Lược Phát Triển Của Nhiều Doanh Nghiệp