Nội dung
Giá cước tàu biển tăng vọt, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó
Giá cước tàu biển bất ngờ tăng vọt, biến động hằng ngày khiến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn khi chi phí bị đội lên cao, chưa kể bị chậm trễ trong giao hàng.
Giá cước một container 40 feet hồi tháng 3 là 2.900 USD, đến tháng 6 đã lên tới 7.300 USD, tăng hơn gấp hai lần do thiếu container rỗng cùng nhiều lý do khác.
1. Giá cước tàu biển tăng từng ngày
“Mới một tháng qua, hàng trái cây công ty xuất đi Mỹ cước phí đã tăng 60 – 70% rồi. Hàng đông lạnh đi châu Âu còn tăng mạnh hơn”, đại diện một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây ở ĐBSCL chia sẻ với Tuổi Trẻ.
Theo vị này, đang vào mùa thu hoạch một số loại trái cây chủ chốt, đơn hàng luôn đảm bảo nhưng giá vận chuyển xuất khẩu tăng quá cao. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cước tàu biển biến động từng ngày. Hãng tàu báo giá theo tuần chứ không còn kéo dài như trước từ 15 ngày đến 1 tháng. Tháng 6-2024, giá cước tàu nhiều chuyến quốc tế đã tăng 100% so với 3 tháng trước đó. Trong đó giá cước tàu đi Mỹ tăng hơn gấp đôi. Container 40 feet tháng 3 là 2.950 USD nhưng nay tăng lên tới 7.350 USD.
2. Cước vận chuyển ô tô bằng tàu biển tăng lên mức cao kỷ lục
Ông Phan Đình Quân, giám đốc Công ty TNHH tiếp vận EZ Shipping (Hà Nội), cho hay nhiều doanh nghiệp trong ngành vận chuyện xuất khẩu nông sản đang bị “say sóng”. Vì các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn như Mỹ, EU… đều phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài.
Theo ông Quân, mỗi năm giá cước tàu biển tăng cao đều có dấu mốc đáng nhớ. Chẳng hạn năm 2021, giá cước tàu biển tăng do dịch COVID-19, do thiếu container rỗng. Đến năm 2022, giá cước tăng do ảnh hưởng của chiến tranh Nga và Ukraine. Và đầu năm 2024, giá cước vận tải biển chịu ảnh hưởng bởi căng thẳng Biển Đỏ…
“Chi phí vận chuyển hiện chiếm trên 15% giá thành sản phẩm. Nhưng toàn bộ container rỗng tập trung hết về Trung Quốc do chi phí cao hơn các nước khác. Nên sắp tới dự đoán ở Việt Nam sẽ rất thiếu container rỗng, đẩy giá cước tàu biển tiếp tục tăng”, ông Quân bày tỏ lo ngại.
Theo dữ liệu từ sàn giao dịch logistics quốc tế Phaata, giá cước tuyến TP.HCM đi Mỹ đang tăng mạnh. Trong khi đó, chỉ số container thế giới của Drewry (WCI) tăng 12% lên 4.716 USD/container 40 feet trong tuần từ ngày 30-5 tới 6-6 và tăng 181% so với cùng kỳ năm ngoái.
3. Tìm cách ứng phó với giá cước tàu
Theo các doanh nghiệp logistics, nguyên nhân tác đông giá cước từ ảnh hưởng cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đang diễn ra ở kênh đào Panama. Và những dấu hiệu leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Mỹ lên kế hoạch áp thuế mạnh lên nhiều loại hàng hóa Trung Quốc từ tháng 8 tới khiến các nhà xuất khẩu nước này đẩy mạnh xuất hàng trước thời hạn. Thông thường hằng năm, từ tháng 7 là hàng hóa Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sang châu Âu. Để đáp ứng đơn đặt hàng vào dịp Giáng sinh và năm mới.
Dấu hiệu leo thang đã xuất hiện khi Mỹ lên kế hoạch áp thuế nhiều mặt hàng của Trung Quốc. Trong đó có xe điện, linh kiện pin, pin mặt trời… Do đó nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc đang trả giá cao hơn đảm bảo được chỗ trên các tàu đi Mỹ và châu Âu, sẵn sàng trả đến 1.000 USD cho 1 slot trên tàu, trong khi Việt Nam chỉ trả 600 USD.
4. Phương án giảm bớt chi phí giá cước tàu
Sự kết hợp giữa nhu cầu gia tăng và năng lực hạn chế có thể dẫn đến giá cước tăng cao và tình trạng chậm trễ gia tăng. Dù vậy theo nhiều doanh nghiệp logisitics Việt Nam, giá cước tàu biển diễn biến khó lường. Nhưng có thể không đạt đến mức cực đoan như thời đại dịch COVID-19.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết đang tìm cách giảm bớt chi phí giá cước tàu. Trong đó, phương án tìm nhà cung cấp thay thế tạm thời. Nhưng không có nguy cơ mất đơn hàng để tạm thời không gánh một chi phí lớn về giá cước phí.
Ông Phan Đình Quân cho biết một số doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, nông sản lên kế hoach chuyển hàng bằng máy bay. Hoặc có thể sẽ phải tạm ngưng xuất khẩu với những đơn hàng kém quan trọng, hoặc xin giãn thời gian giao hàng.
Liên hệ ngay Đà Nẵng Logistics để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!
Xem thêm:
Dịch vụ mua hàng hộ từ Mỹ về Việt Nam