Cước vận tải tăng phi mã: Doanh nghiệp tìm cách ứng phó

Nội dung

Cước vận tải tăng phi mã: Doanh nghiệp tìm cách ứng phó

Cước vận tải tăng phi mã: Doanh nghiệp tìm cách ứng phó
Cước vận tải tăng phi mã: Doanh nghiệp tìm cách ứng phó

Chi phí logistics hiện nay đã tăng cao khoảng 130% so với cuối năm 2023. Thực tế này đẩy doanh nghiệp XNK trong nước rơi vào tình trạng đóng băng nhiều đơn hàng xuất khẩu.

Phân tích nguyên nhân

Giá cước vận chuyển container từ châu Á đến Bờ Tây của Mỹ đang ở mức cao nhất trong năm. Với gần 8.000 đô la Mỹ cho mỗi container 40 feet (TEU). Con số này cao gấp đôi so với hồi tháng 2, dù vẫn thấp hơn mức đỉnh 16.000 USD trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Kinh tế thế giới phục hồi nhưng vẫn đối mặt nhiều rủi ro. Xung đột Trung Đông đang đẩy giá cước vận tải lên cao kỷ lục. Năng lực tàu giảm sút, các cảng quá tải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giá cước vận tải biển là tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ cũng góp phần làm tăng giá cước. Căng thẳng ở Biển Đỏ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của nhiều lĩnh vực. Giới chuyên gia lý giải nguyên nhân giá cước tăng chủ yếu do các hãng vận tải buộc phải chuyển hướng tránh đi qua kênh đào Suez do rủi ro an ninh trên Biển Đỏ, khiến thời gian vận chuyển kéo dài hơn và làm tăng chi phí. Áp lực giá cả được kỳ vọng có thể dần lắng dịu trong nửa đầu năm 2025.

Tác động tiêu cực của việc tăng cước vận tải đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sinh (Quận 1) Phan Minh Thông, đơn vị chuyên xuất khẩu cà-phê, hồ tiêu, nhiều loại gia vị khác và có thị trường tiêu thụ ở nhiều quốc gia như châu Âu, Mỹ, Trung Đông… cho biết: Doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn vì cước phí vận chuyển.

Phúc Sinh bán hàng theo hình thức CIF (bên bán chịu chi phí vận chuyển). Cứ mỗi container chúng tôi bù thêm 5.000 USD, có tháng xuất đi 100 container đồng nghĩa phải bù thêm 500.000 USD. Chấp nhận lỗ, tự bù thêm chi phí vận chuyển nhưng để có tàu thời điểm này cũng không dễ”.

Không phải chỉ ở Việt Nam mà cả ở Mỹ, châu Âu… tất cả đều kiệt sức, trong khi các hãng tàu cứ tăng cao chi phí. “Giải pháp tình thế hiện nay là nỗ lực tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để bán thêm hàng, có thêm đối tác; đàm phán với khách hàng theo giá mới. Còn trong nước cũng buộc phải tăng giá, nhiều mặt hàng tăng giá 40%.

Năm 2023, thị trường xuất khẩu nhiều khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu đã dồn hết sức để vượt khó. Giờ cước vận chuyển hàng hóa tăng sốc doanh nghiệp một lần nữa đứng trước khó khăn, thách thức lớn.

Cước vận tải tăng phi mã: Doanh nghiệp tìm cách ứng phó
Cước vận tải tăng phi mã: Doanh nghiệp tìm cách ứng phó

Giải pháp cho vấn đề trên

Giảm lợi nhuận, giảm giá thành sản phẩm. Theo vị giám đốc của Blue Sea, chi phí logistics đã và đang ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Trước đây, mỗi lô hàng khi chào giá, dự kiến lợi nhuận từ 5 -10% thì tới nay chỉ còn từ 1 -2%.

Thay đổi tuyến vận tải. Trước bối cảnh giá cước vận tải đường biển tăng cao, Bộ Công Thương đã khuyến nghị doanh nghiệp phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế. Doanh nghiệp phối hợp với hải quan và cảng nhanh chóng xử lý hàng tồn để tăng luồng lưu thông. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xem xét các tuyến đường thay thế.

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Giảm thiểu chi phí lưu kho, tăng hiệu quả vận chuyển.

DN cần chủ động liên hệ, làm việc với các nước đối tác để thương lượng lại giá cả, thời gian vận chuyển. Ngoài ra, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, một thị trường gần rất tiềm năng của Việt Nam.

Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nội ngành để chia sẻ chi phí vận tải, đàm phán giá cước vận tải tốt hơn với các hãng tàu

Tận dụng sự hỗ trợ từ chính phủ: Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thuế.

 

Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề cước vận tải tăng cao và tìm ra những giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

https://indochinapost.com/nhung-luu-y-ve-van-tai-bang-duong-bien/ 

https://dananglogistics.net/mua-ho-hang-singapore-ve-viet-nam-nhanh-chong-tiet-kiem/