Nội dung
Doanh nghiệp cảm nhận rõ lợi ích từ cải cách, hiện đại hóa hải quan
Hiệu quả của công cuộc cải cách, hiện đại hóa hải quan thời gian qua đã mang lại những lợi ích hết sức thiết thực. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể cảm nhận rõ sự biến chuyển qua việc thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận tiện.
1. Những bước tiến quan trọng
Ông Lê Đức Thành – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, hiện nay, khối lượng công việc của ngành Hải quan rất lớn. Và tăng trưởng nhanh qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu từ 10% đến 15%/năm. Năm 2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt hơn 700 tỷ USD. Mỗi năm, ngành Hải quan thực hiện hơn 15 triệu giao dịch của hơn 90.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Số thu ngân sách bình quân tăng trên 10%/năm… Nhưng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Nên việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng.
Ngoài thủ tục hải quan điện tử, một ứng dụng CNTT khác mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp là nộp thuế điện tử 24/7. Từ năm 2014 đến nay, cơ quan hải quan thực hiện nhiều giải pháp. Giúp việc thu nộp ngân sách được thuận lợi. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã kết nối hệ thống với 46 ngân hàng thương mại (tính đến 12/12/2022). Qua đó cho phép doanh nghiệp được nộp thuế qua nhiều phương thức điện tử và thực hiện 24/7.
2. Vượt qua khó khăn thách thức
Hiện giờ, doanh nghiệp đã có thể khai báo hải quan mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có máy tính kết nối internet. Theo các doanh nghiệp, đây là bước tiến quan trọng. Giúp doanh nghiệp giảm được thời gian, chi phí trong thực hiện thủ tục hải quan. Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, không bị đứt gãy. Điều này đặc biệt phát huy hiệu quả trong hơn 2 năm đại dịch Covid-19. Khi việc đi lại khó khăn do phải thực hiện giãn cách xã hội.
Theo ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, vượt qua nhiều khó khăn thách thức. Năm 2022, quy mô kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có sự tăng trưởng khá, đạt khoảng 350 triệu USD. Trong đó xuất khẩu khoảng 250 triệu USD. Để có được kết quả đó, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp. Không thể không nhắc đến hiệu quả trong các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan. Trong đó có hoạt động chuyển đổi số giúp hoạt động xuất nhập khẩu của tổng công ty ngày càng thuận tiện. Tạo được uy tín với đối tác nước ngoài.
3. Hiện đại hoá ngành Hải Quan
Là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu sản xuất bia và nước giải khát với quy mô lên đến khoảng 1.000 tờ khai xuất nhập khẩu/năm. Công ty TNHH Thương mại và vận tải Thái Tân cũng rất ấn tượng với ngành Hải quan. Bà Phạm Hương Giang – Trưởng phòng Logistics của Công ty Thái Tân cho hay, việc sản xuất, kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Có vai trò quan trọng từ tiến trình hiện đại hóa của ngành Hải quan. Điển hình là việc thực hiện nộp thuế qua ngân hàng thương mại bằng phương thức điện tử 24/7.
4. Đảm bảo tính liên thông, liên tục
Phát huy những kết quả đã đạt được, Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn lực toàn ngành để hoàn thành tái thiết kế tổng thể hệ thống CNTT. Đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan, thực hiện hải quan số. Trong đó, Tổng cục Hải quan rà soát tổng thể các quy trình nghiệp vụ hiện nay, xây dựng các quy trình để đảm bảo tính liên thông, liên tục. Đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đồng thời tạo điều kiện để ứng dụng mạnh mẽ CNTT và các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0.
5. Mục tiêu định hướng
Về những mục tiêu liên quan đến Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ông Lê Đức Thành cho biết, kế hoạch tập trung vào các mục tiêu trọng tâm. Như: đến năm 2025 từ 95% hồ sơ hải quan trở lên được số hóa. Bởi hiện nay, dù 95% giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan Hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.
Nhưng một số giấy phép của các bộ, ngành hay C/O vẫn được doanh nghiệp scan để gửi đến cơ quan hải quan. Chưa đáp ứng yêu cầu số hóa. Mục tiêu quan trọng thứ hai là tái thiết kế quy trình nghiệp vụ. Để thực hiện quy trình thủ tục hải quan số. Mục tiêu quan trọng thứ ba là 80% công tác kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên môi trường số.
6. Tiến trình chuyển đổi
Để chuyển đổi số thành công, theo ông Thành, khối lượng công việc đặt ra với toàn ngành là rất lớn. Trong đó, trước tiên phải tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý. Và hoàn thiện, nâng cao chất lượng hạ tầng số; phát triển các nền tảng về CNTT. Và phát triển cơ sở dữ liệu; phát triển các ứng dụng, dịch vụ; bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực… Đồng thời phải đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và làm chủ các công nghệ then chốt của cách mạng công nghiệp 4.0. Thu hút nguồn lực CNTT; giải pháp về mặt tài chính.
Trong tiến trình đó, ngoài nỗ lực của ngành Hải quan. Ngành Hải quan rất cần sự phối hợp, ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp, từ hệ thống ngân hàng thương mại và các bộ, ngành liên quan. Để vừa tạo thuận lợi thương mại, vừa giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung.
Liên hệ ngay Indochina Post để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!
Xem thêm:
Vận chuyển thú cưng từ HCM đi quốc tế
Gửi hàng đi Đan Mạch tại Đà Nẵng Logistics