Nội dung
Đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu: Những điều cần biết và lưu ý
Đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu là một trong những bước rất quan trọng. Đây là cơ hội để các bên thỏa thuận về các điều khoản và điều kiện của giao dịch, như giá cả, số lượng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán,… Đàm phán hợp đồng nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn liên quan đến uy tín và mối quan hệ với đối tác.
Đàm phán được hiểu như thế nào?
Theo cách hiểu thông thường, đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó hai hay nhiều bên muốn điều hòa quan hệ giữa hai hay nhiều bên, thông qua hiệp thương mà đi đến thống nhất ý kiến. Điều đó có nghĩa là, nếu các vấn đề hội đàm chưa được giải quyết thành công trên thực tế thì quá trình đàm phán còn chưa chấm dứt.
Những nguyên tắc cơ bản khi đàm phán
- Muốn đàm phán thành công phải xác định rõ mục tiêu đàm phán một cách khoa học. Phải kiên định, khôn ngoan bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời phải biết ứng phó một cách linh hoạt, sáng tạo trong từng trường hợp cụ thể.
- Phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích của phía mình với việc duy trì và phát triển mối quan hệ với các đối tác.
- Phải đảm bảo nguyên tắc “Đôi bên cùng có lợi”.
- Đánh giá một cuộc đàm phán thành công hay thất bại không phải là lấy việc thực hiện mục tiêu dự định của một bên nào đó làm tiêu chuẩn duy nhất, mà phải sử dụng một loạt các tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.
Quy trình đàm phán trong hợp đồng xuất nhập khẩu
Đưa ra yêu cầu và lắng nghe đối tác trình bày. Khi đưa ra yêu cầu, cần chú ý:
- Đưa ra yêu cầu một cách hợp lý.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ, có căn cứ khoa học.
- Luôn luôn nhớ rõ những lợi ích cơ bản. Lên danh sách các lợi ích và đặt chúng trên mặt bàn.
- Đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ đoàn đàm phán.
- Đừng sử dụng cách nói “mềm yếu” trong đàm phán
Nhận và đưa ra nhượng bộ
Nhượng bộ là sự xem xét lại vị thế trước đây của bạn trong đàm phán và thay đổi nó sao cho thích hợp. Đàm phán luôn luôn có những nhượng bộ, tuy nhiên các bên luôn cố gắng nhượng bộ càng ít càng tốt.
Mỗi sự nhượng bộ luôn đặt ra trước bạn ba vấn đề sau:
- Bạn có nên đưa ra nhượng bộ đó bây giờ không?
- Bạn sẽ cho đi bao nhiêu?
- Và bạn sẽ được những gì?
Phá vỡ những bế tắc
Đàm phán đôi khi có thể rơi vào thế bế tắc, nếu rơi vào tình trạng này mà bạn vội vã để cuộc đàm phán tan vỡ thì thật đáng tiếc. Hãy bình tĩnh tìm cách giải quyết. Tùy tình huống cụ thể, bạn có thể chọn một trong hai cách cơ bản sau để phá vỡ những bế tắc:
- Đơn phương phá vỡ bế tắc bằng nhiều kỹ thuật khác nhau
- Nhờ sự trợ giúp của bên thứ ba, như: trung gian hòa giải, nhờ dàn xếp hay phân xử.
Tiến tới thỏa thuận
Mục đích của đàm phán là tiến tới thỏa thuận. Càng tiến gần đến thỏa thuận thì cuộc đàm phán càng trở nên tinh tế, nên bạn càng phải tập trung, cố gắng, sử dụng những kỹ thuật thích hợp để tiến tới thỏa thuận một cách tốt nhất.
Những lưu ý khi đàm phán hợp đồng nhập khẩu
- Trước khi đàm phán, các DN cần nghiên cứu kỹ về đối tác và các quy định liên quan. Điều này giúp DN có được thông tin cần thiết để xác định chiến lược và lợi thế cạnh tranh.
- Doanh nghiệp cần thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng và hợp tác với đối tác. Các DN cũng nên lắng nghe và hiểu được mong muốn, quan điểm và văn hóa của đối tác. Từ đó có thể đưa ra những đề xuất phù hợp và thuyết phục được đối tác. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên biết cách linh hoạt và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề.
- Sau khi đàm phán xong, cần kiểm tra lại nội dung và điều khoản của hợp đồng. Đảm bảo rằng không có sự sai sót hay thiếu sót nào. Nếu có bất kỳ thay đổi hay bổ sung nào trong hợp đồng, các doanh nghiệp cần có sự thoả thuận bằng văn bản của cả hai bên.
Để được tư vấn miễn phí về dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, gửi hàng về Việt Nam thì hãy liên hệ trực tiếp với Chúng tôi ngay!