Cont SOC là gì trong xuất nhập khẩu? Phân biệt SOC và COC?

Cont SOC là gì trong xuất nhập khẩu? Phân biệt SOC và COC?

Nội dung

Cont SOC là gì trong xuất nhập khẩu? Phân biệt SOC và COC?

SOC là thuật ngữ quen thuộc đối với các bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu. Vậy cont SOC là gì? Lợi ích của cont SOC và sự khác biệt giữa nó với Cont COC. Trong bài viết này Đà Nẵng logistics sẽ chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về Cont SOC. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cont SOC là gì trong xuất nhập khẩu? Phân biệt SOC và COC?
Cont SOC là gì trong xuất nhập khẩu? Phân biệt SOC và COC?

SOC là gì trong xuất nhập khẩu?

SOC là viết tắt của Shipper Owned Container, được hiểu là container thuộc quyền sở hữu của shipper (người gửi hàng). Consignee có toàn quyền sử dụng và sở hữu cont SOC sau khi nhận về kho, không phải trả cont rỗng và trả phí DEM/DET cho hãng tàu.

Khi container đã được sử dụng xong, tùy theo thỏa thuận ban đầu giữa các bên, container có thể được tái xuất lại cho shipper hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Lợi ích của Cont SOC

Như đã đề cập ở trên, Cont SOC thuộc sở hữu của chủ hàng hóa, vì vậy nó mang lại những lợi ích nổi bật sau đây:

  • Không mất phí lưu container: Chủ hàng không cần trả phí lưu trữ hoặc phí trả container rỗng cho hãng tàu.
  • Chủ động trong việc quản lý container: Nhà xuất khẩu có thể tự quản lý và kiểm soát chất lượng container, đảm bảo tình trạng tốt nhất cho hàng hóa.
  • Tránh rủi ro với container kém chất lượng: Khi sử dụng container COC, tình trạng container không được kiểm soát, có thể dẫn đến chọn phải container hư hỏng, gây phát sinh chi phí sửa chữa. Với cont SOC, shipper có thể hoàn toàn kiểm soát tình trạng container.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa nhạy cảm: Với hàng hóa dễ hư hỏng do ẩm ướt như vải vóc, việc sử dụng cont SOC cho phép kiểm soát và bảo trì tốt hơn, giảm nguy cơ hỏng hóc hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Linh hoạt trong việc sử dụng container: Container SOC có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau hoặc tái xuất tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.

Phí Cont SOC?

Phí SOC phát sinh khi chủ hàng hoặc công ty logistics tự mua container thay vì thuê từ hãng tàu. Dưới góc độ kinh tế, việc mua container mới có thể tốn kém, nhưng lại hiệu quả hơn khi cần sử dụng container trong thời gian dài.

Ví dụ:

  • Container 20 feet có giá từ $1300 đến $2000.
  • Container 40 feet có giá từ $1800 đến $3000.

Nếu thuê container từ hãng tàu, chi phí thuê (DEM/DET) có thể là 17 USD/ngày. Với 50 ngày, việc thuê 4 container 20 feet có thể tiêu tốn $3,400 (cao hơn so với chi phí mua container).

Vì vậy, với những lô hàng vận chuyển thường xuyên, chủ hàng có thể chọn mua container để tiết kiệm chi phí. Container có thể được mua bởi chính chủ hàng hoặc nhà giao nhận vận chuyển (forwarder).

Khi forwarder sở hữu container, phí SOC mà họ tính cho chủ hàng thường thấp hơn, hoặc có thể miễn phí nếu đôi bên có quan hệ đối tác thân thiết, giúp giữ chân khách hàng lâu dài.

Cont SOC là gì trong xuất nhập khẩu? Phân biệt SOC và COC?
Cont SOC là gì trong xuất nhập khẩu? Phân biệt SOC và COC?

Phân biệt Cont SOC và Cont COC

Dưới đây là bảng so sánh giữa container SOC và container COC:

Tiêu chí Container COC Container SOC
Chủ sở hữu Thuộc sở hữu của hãng tàu Thuộc sở hữu của người gửi hàng (shipper)
Xử lý container rỗng Phải trả lại container rỗng cho hãng tàu. Không cần trả lại container rỗng cho hãng tàu. 

Có thể giữ lại container hoặc tái xuất trả lại cho shipper theo thỏa thuận.

Chi phí phát sinh Phải trả phí lưu container và lưu bãi (DEM/DET) cho hãng tàu. Không phải trả phí DEM/DET cho hãng tàu. 

 

Mức độ hổ biến Hầu hết container trên thị trường vận chuyển đều là COC. Ít phổ biến hơn so với COC. 

 

Thời gian sử dụng Hãng tàu có thể giới hạn thời gian freetime trước khi tính phí DEM/DET. Có thể sử dụng lâu dài theo thỏa thuận giữa shipper và consignee.

Hy vọng bài viết của Đà Nẵng logistics về cont SOC hữu ích đối với bạn.

Xem thêm:

Gửi quà tặng trung thu đi Canada uy tín, giá rẻ

Gửi bánh trung thu đi Tây Ban Nha nhanh chóng an toàn, giá rẻ