Nội dung
CON GÁI CÓ NÊN THEO LOGISTICS HAY KHÔNG?
Bạn là nữ sinh viên đại học, đang mông lung vì những lựa chọn công việc trong tương lai?
Bạn yêu thích nghành logistics nhưng lại ngại những định kiến: “Con gái không nên theo logistics”, “công việc vất vả, áp lưc, dãi nắng dầm mưa”, ” chỉ thích hợp với con trai”….
Hãy để Đà Nẵng logistics giải đáp thắc mắc này của bạn.
Tổng quan về logistics
Logistics là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của các Công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các Công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.
Bên cạnh nghiệp vụ giao – nhận, ngành Logistics còn bao gồm những hoạt động khác như bao bì, đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng… Nếu làm tốt ở khâu Logistics này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí về vận chuyển. Từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận cho Công ty.
Logistics có những loại hình dịch vụ nào?
Để hiểu rõ hơn khái niệm logistics là gì, chúng ta có thể tìm hiểu xem những đơn vị dịch vụ trong lĩnh vực này họ cung cấp gì.
Nội dung này được nêu rõ trong Nghị định 163/2017/NĐ-CP. Theo đó, dịch vụ logistics gồm những loại như sau:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay;
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải;
- Dịch vụ chuyển phát;
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan);
- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải;
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đa phương thức;
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật;
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Xu hướng phát triển ngành Logistics trong những năm tới
Năm 2023, ngành logistics hứa hẹn tạo ra những đột phá và sự phát triển lâu dài.
Xu hướng phát triển công nghệ 4.0 và tự động hóa:
Chuyển đổi số (số hóa) chuỗi cung ứng là việc ứng dụng các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa quy trình cung ứng, giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn, chủ động và đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn hơn. Cụ thể là xây dựng các hệ thống IoT (internet of things) gồm nhiều thiết bị đầu cuối cho phép truyền dữ liệu trong toàn bộ hệ thống như cảng biển, kho bãi,…mà không cần nhập data đầu vào một cách thủ công.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã ứng dụng các thành tựu như phương tiện tự động lái ứng dụng A.I (A.I self-driving vehicles), nền tảng công nghệ điện toán đám mây trong Logistics, Blockchain,… Tại Việt Nam, theo xu hướng phát triển ngành Logistics, nhiều doanh nghiệp chủ động xây dựng nền tảng hệ sinh thái số và hệ thống ePORT giúp giải quyết nhanh chóng các hoạt động Logistics từ khai thác cảng cho tới giao nhận hàng hóa, dịch vụ, giải quyết hóa đơn – chứng từ,…
Xu hướng phát triển của Logistics trong Thương mại điện tử:
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển ngành Logistics gắn liền với mua sắm trực tuyến cũng chính là yếu tố khiến sự cạnh tranh giữa các nền tảng TMĐT tại Việt Nam hiện nay trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Việc chủ động dịch vụ vận chuyển, xây dựng nền tảng công nghệ và hệ thống Logistics, mở rộng quy mô kho bãi, tăng điểm phân phối hàng hóa đã đáp ứng nhu cầu của người dùng, gia tăng trải nghiệm khách hàng. Từ đó, thúc đẩy khách hàng tiếp tục mua sắm trên các kênh trực tuyến.
Logistics có những công việc gì?
Sales Logistics (Nhân viên kinh doanh)
Đây là vị trí trọng yếu, tạo nên doanh thu cho công ty
Công việc đảm trách:
– Cung cấp các thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty
– Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng cách giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật chính sách, ưu đãi mới…
– Tìm kiếm và chăm sóc khách hàng mới
– Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh
Mức thu nhập:
8-10 triệu (fixed salary) + Commissions (5-10 triệu hoặc nhiều hơn/tháng; không có giới hạn; tùy khả năng của cán bộ)
Yêu cầu: cao nhất, có kỹ năng sales, giải quyết tình huống tốt, am hiểu về sp, về thị trường, có sự nhạy cảm trong giao dịch…
Giới tính: Nam/nữ
Docs staff (Nhân viên chứng từ)
Công việc đảm trách:
Chuẩn bị các chứng từ phục vụ qúa trình xuất khẩu hàng hóa;
Kiểm tra các chứng từ nhập khẩu;
Làm các chứng từ liên quan tới qúa trình vận chuyển hàng hóa.
Mức lương:
8-10 Triệu VND (fixed salary)
Yêu cầu: Tiếng Anh trung bình, có kiến thức về thanh toán quốc tế, cẩn thận tỉ mỉ….
Giới tính: Nữ
Ops staff (Nhân viên hiện trường)
Công việc đảm trách:
Làm việc ở hiện trường với các bên hải quan, hãng tàu, ngân hàng, công ty kiểm định, bảo hiểm….
Mức lương:
9-11 triệu (fixed salary) + phụ cấp + thu nhập ngoài
Yêu cầu: Tiếng anh trung bình, có sức khỏe, xử lý nhanh nhạy tình huống, chịu được việc thường xuyên xa nhà, các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Giới tính: Nữ/Nam
Nghành Logistics hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho các bạn trẻ. Hy vọng với những chia sẻ của Đà Nẵng logistics, bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn về nghành nghề này để có thể lựa chọn cho mình công việc phù hợp. Chúc bạn một ngày vui vẻ!
Xem thêm:
Chuyên tuyến trái cây đi nước ngoài của Indochinapost
Xuất khẩu rau củ từ Đà Nẵng đi EU