Nội dung
Khái niệm C/O
CO (Certificate of Origin) gọi là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.
Tác dụng của C/O
- Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.
Mẫu C/O
Các loại C/O
Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:
- C/O form A: cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
- C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi
- C/O form D (các nước trong khối ASEAN)
- C/O form E (ASEAN – Trung Quốc)
- C/O form AK (ASEAN – Hàn Quốc)
- C/O form AJ (ASEAN – Nhật Bản)
- C/O form VJ (Việt Nam – Nhật Bản)
- C/O form AI (ASEAN – Ấn Độ)
- C/O form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
- C/O form VC (Việt Nam – Chile)
- C/O form S (Việt Nam – Lào – Campuchia)
- CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU
Những ai có thể cấp phát C/O?
C/O do nhà sản xuất cấp phát ra là dạng không chính thống và không hưởng được các chế độ ưu đãi của các nước nhập khẩu hàng hóa đó.
Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:
- VCCI (Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam): cấp C/O form A, B…
- Các Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
- Các Ban quản lý Khu Chế Xuất – Khu Công Nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, Xuất nhập khẩu của Đà Nẵng Logistics nhé!
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI ĐÀ NẴNG LOGISTICS ĐỂ TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TỐT NHẤT VỚI MỨC CƯỚC PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT!
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa từ Đà Nẵng đi Nhật Bản siêu nhanh