Nội dung
Trước hết hãy cùng tìm hiểu một chút về thuật ngữ
Air cargo là gì?
Air cargo là hàng hóa vận chuyển bằng máy bay, hay còn gọi là bằng đường hàng không. Đây là phương thức mà hàng được chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (tiếng Anh là Cargo Aircraft, hay Freighter), hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane).
Hàng hóa vận chuyển đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị. Theo hãng chế tạo máy bay Boeing, trong năm 2012, máy bay chở hàng chuyên dụng đã vận chuyển khoảng 60% các lô hàng air trên toàn cầu, trong khi máy bay hành khách đảm nhiệm 40% còn lại.
- Những điều bạn cần biết về vận chuyển hàng không – Air cargo (Phần 1)
Vận chuyển bằng đường hàng không air cargo là gì?
Như đã nói trên, vận chuyển air cargo là vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Một số hàng hóa được vận chuyển bằng các máy bay chuyên dụng, ví dụ như các sản phẩm xuất khẩu từ nước này qua nước khác. Một số khác lại được vận chuyển trong khoang chứa đồ của máy bay chở khách.
Quy trình
Quy trình vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không ở mỗi vị trí lại có các quy trình khác nhau. Cụ thể, quy trình nhập khẩu hàng hóa khác với quy trình xuất khẩu. Quy trình nhận hàng từ nước ngoài cũng có những điểm khác với quy trình xuất hàng ra nước khác. Thế nhưng nhìn chung chúng đều phải trải qua các bước như sau:
Bước 1: Kí hợp đồng vận chuyển với công ty vận chuyển
Bước 2: Làm thủ tục xuất/nhập khẩu tại đơn vị cung cấp vận chuyển air cargo
Bước 3: Hãng hàng không chuyển hàng
Bước 4: Làm thủ tục hải quan nếu là nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
Bước 5: Đưa hàng về kho của nhà nhập khẩu
Quy trình vận chuyển bằng máy bay
Nói chung, đối với việc chuyển hàng thông thường từ Việt Nam qua nước ngoài thủ tục sẽ đơn giản hơn. Hầu hết người gửi chỉ cần làm việc với bên công ty vận chuyển. Với những phần mềm quản lý vân tải Logistics chuyên nghiệp và nhiều năm làm việc trong ngành họ sẽ đưa hàng hóa của bạn đi đúng nơi, đến đúng chỗ.
Các bên tham gia vận chuyển
Nếu như xét ở khía cạnh là người gửi hàng bằng đường hàng không ra nước ngoài ( thông thường gửi hàng trong nước người ta vẫn ưa chuộng sử dụng vận chuyển bằng bưu cục nhiều hơn), thì sẽ có một số bên tham gia vào quá trình vận chuyển như sau:
Các công ty bưu chính ( Postal Company): Các công ty này thường là các dịch vụ vận chuyển Viettel ay EMS, VNPT,… Đối với các loại hàng hóa là giấy tờ, chứng từ hay các mặt hàng có trọng lượng nhỏ hơn 30kg thì các công ty bưu chính sẽ đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển chúng đến tay người nhận.
Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier): Cũng giống như các công ty bưu chính của Việt Nam, các công ty chuyển phát quốc tế như hay Kerry Express cũng có vai trò vận chuyển các kiện hàng bao gồm tài liệu, phong bì lên tới 75kg.
Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator): Các công ty chuyển phát nhanh như DHL Express, ASL Express hay Link Express nhận nhiệm vụ chuyển hàng với khối lượng nhỏ hơn 75kg. Giá cả của các dịch vụ này thường sẽ lớn hơn giá dịch vụ của các công ty chuyển phát quốc tế. Thông thường, các công ty này chuyên chở hàng hóa bằng máy bay vận tải của riêng mình. Đôi khi, họ cũng thuê một phần dịch vụ chuyên chở của các hàng không trong và ngoài nước.
Các bên tham gia vận chuyển hàng hóa
Các công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder): Đối với các kiện hàng lớn hơn 75 kg, bạn cần phải nhờ đến các công ty giao nhận hàng không. Một số công ty đang họat động ở Việt Nam như AAL, Delta, hay công ty quốc tế Phương Nam. Những công ty này hoạt động bằng cách thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: Agility, CEVA Logistics, C.H. Robinson, Damco, DB Schenker
Các hãng hàng không (Airline), và các công ty khai thác máy bay (Air Operator): vận chuyển air cargo thì không thể thiếu các hãng hàng không. Tùy vào từng chính sách của mỗi hàng mà có các quy tắc vận chuyển riêng. Nhưng nhìn chung, tất cả các hãng hàng khoogn đều có các dịch vụ vận chuyển hàng hóa thay vì chỉ vận chuyển riêng hành khách.
Các loại hàng hóa không thể vận chuyên bằng đường hàng không
Quy định bay và vận chuyển hàng hóa của các hàng hàng không rất nghiêm ngặt. Đặc biệt là các chuyển bay liên quốc. Mỗi loại hàng hóa sẽ có một mã vận chuyển khác nhau từng đặc điểm để có thể bảo đảm tốt nhất cho các mặt hàng. Tuy nhiên sau đây là một số hàng hóa cấm bay, chỉ có thể vận chuyển bằng đường bộ.
Thuốc nổ: Áp dụng đối với mọi dạng thuốc nổ từ dân sự cho đến quân sự
Khí ga: bao gồm tất cả các chất khí độc, dễ cháy nổ, bình gas, hột quẹt gas… Thậm chí cả các bình khí không độc không cháy nhưng gây cháy như bình oxy thở trong y tế.
Chất lỏng dễ cháy: Tất cả các loại Sơn, xăng, dầu, cồn, rượu hàm độ cồn cao, các kim loại dễ cháy dạng bột…Ngay cả các chất gây các chất phản ứng khi tiếp xúc với nước toả ra khí dễ cháy.
Các sản phẩm ghi tên bằng tiếng anh, tên sản phẩm không rõ ràng
Pin, sạc, linh kiện điện tử, các sản phẩm tự sản sinh từ tính…
Khí làm lạnh, hợp chất hữu cơ, các chất oxy hóa có nguy cơ độc hại, gây ăn mòn, có nguy cơ phóng xạ…
Các chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm
Sữa bột, sữa nước, bột ăn dặm, cháo ăn dặm,…
Một số hãng hàng không còn từ chối, cấm bay với một số mặt hàng trang sức, hàng điện tử và các mặt hàng có giá trị quá cao như vàng hay kim cương.
Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan tại SCSC
Giá cước vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng không nhanh chóng và đắt đỏ
Mặc dù vận chuyển hàng không chỉ chiếm chưa đến 0.5% lượng đơn hàng trên tổng số hàng hóa vận chuyển hàng năm. Thế nhưng chúng lại chiếm khoảng 30% về mặt giá trị. Con số này phản ánh rằng vận chuyển hàng không là một phương tiện khá đắt đỏ.
- Cách tính dimension cho hàng aircargo
Giá cước air cargo
*, Đơn giá cước: một số công ty quy định giá cước theo khối lượng. Ở mỗi mức khối lượng lại có một mức giá khác nhau do công ty vận chuyển đưa ra. Chẳng hạn, các mức khối lượng được chia như sau:
Dưới 45 kg : kí hiệu -45
Từ 45 đến dưới 100kg: kí hiệu +45
Từ 100 đến dưới 250kg: kí hiệu +100
Từ 250 đến dưới 500kg: kí hiệu +250
Từ 500 đến dưới 1000kg: kí hiệu + 500
*Giá cước được tính theo số lượng nào lớn hơn của:
Khối lượng thực tế: là khối lượng lô hàng được cân thực tế, tính theo kilogram (kg).
Khối lượng thể tích: là loại khối lượng quy đổi đối từ thể tích của lô hàng, được tính theo công thức tiêng của Hiệp ội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định.
Khối lượng thể tích = thể tích hàng / 6000
Thể tích hàng = dài x rộng x cao (cm)
*Chẳng hạn, 2 kiện hàng mỗi kiện nặng 60kg, có kích thước lần lượt là 20x50x60 (cm). Giá cước sẽ được tính như sau:
Theo khối lượng thực tế: 2×60 = 120 kg
Theo khối lượng thể tích: 2x(20x50x60)/6000 = 20kg
Vì 120kg > 20kg nên giá cước sẽ được tính theo khối lượng là 120kg.
Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp cho các bạn sẽ giúp đỡ các bạn phần nào trong việc tìm hiểu về phương thức vận chuyển và cách tính giá cước theo cân nặng và kích cỡ của hàng hóa.
(còn tiếp)
Xem thêm: Bách khoa toàn thư về vận chuyển hàng không – Air cargo (Phần 2)