Nội dung
AMS là gì? Khai báo AMS đối với hàng hóa xuất đi
AMS là là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với những ai thường xuyên làm việc với thị trường Mỹ. Vậy AMS là gì? Mức phí AMS là bao nhiêu? Tại sao phải khai báo AMS và cần phải khai báo những thông tin gì? Cùng Đà Nẵng logistics tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây
AMS là gì? Khai báo AMS đối với hàng hóa xuất đi
AMS là gì?
AMS là viết tắt của Automated Manifest System, là một hệ thống tự động được quản lý bởi Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) nhằm theo dõi và kiểm soát tất cả các lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Chính xác thì AMS là một loại thủ tục khai báo do Hải quan Mỹ yêu cầu, thường được gọi là khai báo AMS.
AMS Fee hay phí AMS là khoản phí do hãng tàu đặt ra và thu từ Booking Party (có thể là Forwarder hoặc Shipper). Bởi vì hãng tàu/hãng hàng không là bên có nghĩa vụ thực hiện khai báo AMS cho lô hàng, do vậy họ sẽ thu phí AMS từ người xuất khẩu, xem như phí dịch vụ cho công việc này. Tuy nhiên, trong thực tế người thực hiện khai báo AMS thường là các Freight Forwarder chứ không phải là hãng vận chuyển.
Đối tượng khai báo AMS
- Nếu hãng tàu thực hiện khai báo AMS thì sẽ khai cho Master bill of lading.
- Nếu Freight Forwarder/công ty Logistics thực hiện khai báo AMS thì sẽ khai cho House bill of lading.
Mức thu phí AMS là bao nhiêu
Mức phí AMS thường nằm trong khoảng 25-35 USD cho mỗi lô hàng hoặc mỗi bill. Không tính phí dựa trên số lượng hay khối lượng hàng hóa; dù là 1 hay 100 container có chung một Bill of lading thì vẫn chỉ phải trả 25-35 USD cho lô hàng đó.
Quy định về việc khai báo AMS
Hải quan Mỹ yêu cầu khai báo thông tin manifest cho các lô hàng, bao gồm: tên hàng, số lượng, trọng lượng, người bán, người mua, cảng đi và cảng đến. Các thông tin này phải được gửi đến hải quan Mỹ chậm nhất là 24 giờ trước khi hàng hóa được xếp lên tàu.
Khai báo AMS được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập vào Mỹ bằng đường biển và đường hàng không, nhằm mục đích phòng chống khủng bố và buôn lậu. Quy định này được Mỹ ban hành năm 2004 sau khi xảy ra vụ khủng bố 11/9, nhằm siết chặt an ninh đối với tất cả những mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào.
Khai báo AMS trễ quy định, người xuất khẩu sẽ bị phạt tiền từ Hải quan Mỹ, nếu không trả phạt họ sẽ bị đư
Việc khai báo muộn so với quy định sẽ dẫn đến việc bị phạt tiền từ hải quan Mỹ và nếu không trả tiền phạt, người xuất khẩu sẽ bị đưa vào danh sách đen cho các lô hàng sau.
Quy định xử phạt đối với việc khai báo AMS trễ
Nếu hãng tàu khai báo AMS muộn, họ sẽ phải chịu tiền phạt từ hải quan Mỹ. Mức phạt này có thể lên tới 5000 USD cho mỗi lô hàng.
Hải quan Mỹ sẽ thông báo về án phạt này sau vài tháng kể từ khi hàng hóa được chính thức xếp lên tàu, thậm chí có thể kéo dài đến cả năm. Tiền phạt sẽ được tính gộp cho tất cả các lô hàng mà hãng tàu đã khai báo trễ trong suốt thời gian đó.
Việc khai báo AMS muộn không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà xuất khẩu mà còn có thể khiến các lô hàng sau không thể tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận và nộp phạt, nếu không, họ sẽ không thể tiếp tục xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ.
Nội dung cần phải có khi khai báo AMS
Khi khai báo AMS, việc đảm bảo các thông tin đầy đủ và chính xác là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các thông tin cần thiết phải được khai báo:
Thông tin hàng hóa:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của người gửi và người nhận.
- Mô tả chi tiết về hàng hóa: trọng lượng cả bì, thể tích, mã HS 6 chữ số, loại hàng và các thông tin trên vận đơn.
- Số vận đơn (chú ý, số này phải bắt đầu bằng mã SCAC).
- Loại hàng: FCL hay LCL.
- Số lượng và trọng lượng kiện hàng.
- Dấu hiệu nhận biết trên các kiện hàng (đặc biệt đối với hàng LCL).
- Các thông tin cần thiết cho hàng nguy hiểm, nếu có.
- Mã SCAC.
Thông tin về container:
- Số container.
- Số chì của mỗi container.
Thông tin về tuyến đường:
- Nơi nhận hàng (Place of Receipt).
- Cảng chất hàng lên tàu (Port of Loading).
- Cảng chuyển tải và cảng dỡ hàng (Port of Discharge).
- Điểm đến cuối cùng (Final Destination).
Thông tin về tàu:
- Mã SCAC của hãng tàu.
- Tên tàu (Mother Vessel).
- Số chuyến tàu (Voyage No.).
- Cờ tàu (Vessel Flag).
- Số IMO (IMO Number).
Thông tin về thời gian:
- Thời gian dự kiến tàu khởi hành, đến cảng chuyển tải, cảng dỡ hàng và điểm đến cuối cùng.
Hy vọng bài viết trên của Đà Nẵng logistics hữu ích cho bạn.
Xem thêm:
Mối quan hệ giữa Logistics và thương mại điện tử
Thủ tục nhập khẩu bếp từ mới nhất hiện nay