Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Nội dung

Những điều cần biết khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sử dụng máy bay chuyên dụng. Hoặc chở trong khoang bụng máy bay, phù hợp mặt hàng giá trị cao, cần giao gấp.

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là phương thức vận chuyển được các doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa. Việc vận chuyển hàng không chỉ gói gọn trong nội địa. Mà còn xuất nhập khẩu từ Việt Nam đi quốc tế và ngược lại.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường hàng không là gì?

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay chuyên dụng. Hoặc chở trong khoang bụng của máy bay hành khách.

Dù trọng lượng vận chuyển bằng đường hàng không < 1%, nhưng chiếm 35% giá trị thương mại toàn cầu. Điều này chứng minh tiềm năng phát triển mạnh mẽ của phương tiện này.

Ưu điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Thời gian vận chuyển nhanh chóng: Máy bay được xem là phương tiện vận tải có tốc độ cao nhất hiện nay. Trung bình, tốc độ di chuyển của máy bay chở hàng hoặc chở khách chỉ chiếm khoảng 800 – 1000km/h. Và không bị cản trở về mặt địa hình nên có thể đến tay người nhận nhanh chóng.

Hàng hóa đảm bảo tính an toàn cao: Việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không có thể giảm được tình trạng hàng hóa bị hư hỏng do va chạm. Bên cạnh đó còn giúp giảm thiểu tổn thất phát sinh do đổ vỡ, thất lạc hàng hay mất cắp.

Phí bảo hiểm thấp: Từ những điểm mạnh về tính an toàn cho hàng hóa, có thể nói việc vận chuyển hàng bằng đường hàng không khá ít rủi ro. Vì thế, mức phí bảo hiểm hàng sẽ thấp hơn so với việc vận chuyển bằng các phương thức khác.

Tiết kiệm chi phí lưu kho: Các hàng hóa vận chuyển hàng không thường có khối lượng nhỏ, gọn nhẹ, cần vận chuyển nhanh nên không chiếm quá nhiều diện tích lẫn thời gian lưu kho. Nhờ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí lưu kho.

Nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Chi phí vận chuyển lớn: Thời gian vận chuyển hàng không nhanh hơn so với phương thức vận tải đường biển hay đường bộ. Đồng thời quy trình cần đảm bảo chặt chẽ và an toàn tối đa. Vì thế, giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không khá cao.

Khối lượng vận chuyển bị giới hạn: Nhằm đảm bảo kiện hàng được vận chuyển an toàn, thuận tiện. Kích thước hàng hóa vận tải hàng không sẽ bị giới hạn. Nếu vượt quá tải trọng cho phép của máy bay.

Thủ tục phức tạp: Để giữ an ninh và an toàn cho chuyến bay. Hình thức vận tải hàng không thường có khá nhiều quy định và thủ tục phức tạp.

Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Một số trường hợp điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa giông… có thể khiến máy bay bị delay, hủy chuyến. Lúc này, hàng hóa có thể bị lưu kho và người nhận phải chờ một khoảng thời gian nhất định.

Các loại hàng hóa được phép vận chuyển bằng đường hàng không

  • Hàng hóa tổng hợp: Đây là các mặt hàng có thuộc tính không gặp vấn đề về kích thước, nội dung, bao bì,… Song, để đảm bảo tính an toàn trước khi đưa lên khoang vận chuyển. Các loại hàng hóa này cũng cần trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về kích thước, thể tích có phù hợp hay không.
  • Hàng hóa đặc biệt: Bao gồm các loại hàng như động vật sống, hàng có giá trị cao, hài cốt, hàng hóa dễ hỏng, hàng hóa có mùi, hàng hóa ẩm ướt, hàng hóa ngoại giao, hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa có khối lượng lớn. Việc vận chuyển các mặt hàng này có đặc thù riêng. Nên yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ phải có những kỹ thuật xử lý đặc biệt từ khâu lưu trữ đến khâu vận tải.

Các loại hàng hóa không được phép vận chuyển bằng đường hàng không

  • Các chất ma túy, chất kích thích thần kinh, vũ khí đạn được, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự, các loại vũ khí thô sơ như dao, kiếm, giáo, mác,…
  • Văn hóa phẩm đồi trụy, phản động ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống lại nhà nước Việt Nam.
  • Vật hoặc chất dễ gây cháy nổ hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
  • Sinh vật sống, thực phẩm yêu cầu bảo quản, vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước.
  • Các loại kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, bạch kim,.. ), hay các sản phẩm được chế biến từ kim khí quý, đá quý.

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Ký kết hợp đồng vận chuyển

Đơn vị vận chuyển và công ty sử dụng dịch vụ sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Sau khi cả hai bên đã đồng ý với những quy định, điều khoản về phương thức vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

Booking

Khi nhận được phiếu Booking từ đơn vị vận chuyển. Công ty cần kiểm tra lại các thông tin như: Sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, loại hàng, số lượng… để chuẩn bị hàng giao cho bên vận chuyển.

Đóng hàng

Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không cần được đóng gói cẩn thận. Đúng quy cách và có ghi mã ký hiệu cho kiện hàng. Sau đó công ty tiến hành vận chuyển hàng ra kho của sân bay. Tại đây, sau khi xác nhận thông tin lô hàng cần vận chuyển. Công ty sẽ nhận được giấy chứng nhận đã nhận hàng.

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Để vận chuyển hàng hóa cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Các lô hàng khi được vận chuyển ra sân bay cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ.

Phát hành vận đơn hàng không (AWB)

Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng sẽ được hãng hàng không phát hành MAWB – Master Air Waybill. Trong đó, 01 bản AWB – Air Waybill (vận đơn hàng không) được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích. Các chứng từ còn lại do Forwarder giữ để phục vụ trong những trường hợp cần thiết.

Lưu ý: Không có quy định bắt buộc nhà xuất khẩu phải gửi riêng bộ chứng từ. Nhà xuất khẩu hoàn toàn có thể sử dụng bộ chứng từ đi kèm theo bản AWB gốc để gửi cho người nhập khẩu.

Nhận chứng từ trước qua email

Bước này được thực hiện sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã tiến hành vận tải. Forwarder sẽ gửi bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được, cùng bản scan của toàn bộ các chứng từ khác cho người nhập khẩu qua email.

Thông báo hàng đến

Trước ngày máy bay hạ cánh ở sân bay đích, thời gian giao hàng dự kiến và tình hình vận chuyển hàng hóa sẽ được đại lý của hãng vận tải thông báo cho người nhập khẩu. Để tránh những rủi ro phát sinh, bên nhận hàng cần kiểm tra lại một số thông tin cần thiết như: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng, các khoản phí phải nộp,…

Lệnh giao hàng

Tại thời điểm hàng đến, Forwarder sẽ thu lại HAWB – House Air Waybill bản gốc số 2. Sau đó đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí theo quy định. Cuối cùng, Forwarder nhận lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng từ gửi kèm theo lô hàng.

Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Nhà nhập khẩu có thể tự hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng dịch vụ bên công ty vận tải hàng không, thì khi hàng về Forwarder sẽ giúp doanh nghiệp hoàn tất công việc này.

Nhận hàng

Công ty Forwarder sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục tại kho của hãng hàng không để lấy hàng về. Đồng thời thanh lý tờ khai và vận chuyển hàng tới tận nơi cho bên nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần nhận, kiểm tra hàng theo đúng thời gian quy định.

XEM THÊM:

GỬI ĐỒ THỜ CÚNG ĐI QUỐC TẾ

TẶNG HOA MAI TẾT CHO ĐỐI TÁC