Nội dung
“Xanh Hóa Logistics” Dần Trở Thành Chiến Lược Phát Triển Của Nhiều Doanh Nghiệp
Xanh Hóa Logistics hay còn gọi là Logistics Xanh được hiểu là các chiến lược và cách tiếp cận quản lý chuỗi cung ứng nhằm giảm năng lượng và tác động môi trường của việc phân phối hàng hóa; trong đó tập trung vào quản lý chất thải, xử lý vật liệu, đóng gói và vận chuyển. Phát triển logistics xanh là xu hướng tất yếu, đồng thời là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững của toàn ngành logistics.
Tại sao các doanh nghiệp cần theo đuổi xu hướng xanh hóa Logistics?
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở các khu công nghiệp, khu đô thị và các địa bàn tập trung đông dân cư. Các hoạt động sản xuất, khai thác, phát triển của doanh nghiệp gây nên những tác động môi trường không nhỏ. Vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác là nguyên nhân chính của khí thải carbon và ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tác động đáng kể của các hoạt động Logistics khác. Trên thực tế, logistics là một trong những ngành có mức độ tiêu thụ năng lượng và phát sinh khí thải lớn.
Vì vậy, tăng cường Logistics xanh giúp làm giảm ô nhiễm, giảm tiêu thụ nguyên liệu, tuân thủ luật môi trường và giảm sự không bền vững thông qua điều chỉnh tài nguyên thiên nhiên để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Những lợi ích của Xanh hóa Logistics là gì?
- Giảm ô nhiễm không khí, đất, nước và tiếng ồn bằng cách phân tích tác động của từng khu vực hậu cần, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến vận tải.
- Tăng hiệu quả quản lý sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng và ngăn chặn tác hại đến môi trường.
- Sử dụng nguồn cung cấp một cách hợp lý bằng cách tái sử dụng các thùng chứa và tái chế bao bì.
- Logistics xanh còn được ứng dụng trong xây dựng và thiết kế kho bãi cho doanh nghiệp. Điều này giúp giảm thiểu các tác động đến môi trường, tránh lãng phí nguyên vật liệu và tối ưu hóa chi phí.
- Logistics xanh giúp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, thu hút sự chú ý tích cực của những khách hàng mới và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng đang tìm kiếm.
Những thách thức của các doanh nghiệp trong quá trình Xanh Hóa Logistics
- Các giải pháp hiệu quả, khả thi về mặt kinh tế vẫn chưa được tìm ra để loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của ngành trong vận tải hàng hóa.
- Thiếu cơ sở hạ tầng để xây dựng các cơ sở mới đáp ứng mong muốn của những người tham gia vào các hoạt động hậu cần.
- Gia tăng đáng kể lượng xe giao hàng tại các thành phố lớn và nhiều phương tiện hoạt động mà không cần chở đầy hàng khi phải đối mặt với các đơn hàng hỗn hợp.
Cơ hội mang lại khi phát triển Xanh Hóa Logistics?
Hiện nay, xây dựng chuỗi cung ứng xanh đang là xu thế trên toàn cầu và ngành Logistics cũng đang trên đà phát triển nhanh chóng. Người tiêu dùng chọn lối sống xanh do tình trạng biến đổi khí hậu đã thôi thúc cả đơn vị sản xuất và đơn vị cung cấp dịch vụ logistics cùng thay đổi.
Hàng loạt thương hiệu toàn cầu như các hãng hàng không, hãng tàu và các công ty vận tải đường bộ đã đưa ra các cam kết và triển khai các kế hoạch hành động nhằm thiết lập chuỗi cung ứng xanh, giảm dấu chân carbon nhằm hướng tới tăng trưởng bền vững, góp phần giảm bớt căng thẳng liên quan đến môi trường và khí hậu. Thực hiện logistics xanh trong bối cảnh mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ giúp các doanh nghiệp thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Một số phương pháp để Xanh Hóa Logistics
- Tiêu chí thân thiện với môi trường trong chính sách mua sắm: Các tiêu chí về tính bền vững có thể được đưa vào chính sách mua hàng và mua sắm của một công ty khi đánh giá các đề xuất của nhà cung cấp.
- Đặc tính của sản phẩm: mua bao bì thân thiện với môi trường và hạn chế sử dụng nhựa trong bao bì.
- Quy trình sản xuất : các quy định quốc tế đảm bảo quản lý môi trường thuận lợi như Mecalux được chứng nhận ISO 14001 , đảm bảo rằng một hệ thống quản lý môi trường đã được thực hiện trong các hoạt động toàn cầu của công ty.
- Vận tải xanh: sử dụng các phương tiện vận tải tạo ra lượng khí thải thấp hơn như xe điện sử dụng năng lượng sạch, vận tải đường thủy…
- Bao bì xanh: sử dụng các bao bì có khả năng tái chế, tái sử dụng, bao bì dùng vật liệu có thể phân hủy và phân hủy sinh học…
- Kho bãi xanh: kho bãi sử dụng năng lượng sạch và hiệu quả, thiết kế công trình bền vững…
- Quản lý dữ liệu logistics xanh: ứng dụng công nghệ để quản lý dữ liệu hiệu quả, nâng cao hiệu quả logistics, giảm tối đa thời gian vận chuyển và giao nhận…
Trên đây là một số thông tin cơ bản và cần thiết về Logistics xanh!
Hãy cùng xem thêm một số thông tin liên quan về ngành Logistics tại đây.
Xem thêm:
Xuất khẩu mặt hàng “tỷ đô” – hàng dệt may sang thị trường Châu Âu
Dịch vụ xin giấy phép xuất nhập khẩu của Indochina Post