Nội dung
NHU CẦU NHẬP KHẨU THÉP TẠI THỔ NHĨ KỲ TĂNG CAO GẤP HƠN 500 LẦN
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất 104.000 tấn thép sang Thổ Nhĩ Kỳ, kim ngạch đạt 57 triệu USD. Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như một thị trường tiềm năng mới cho hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam.
Vì sao nhu cầu nhập khẩu thép tại Thổ Nhĩ Kỳ lại tăng cao?
Sau trận động đất lịch sử gần đây, lượng sắt thép xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng đột biến. Điều này được cho là để đáp ứng nhu cầu tái thiết của quốc gia này. Hậu quả của trận động đất đã ảnh hưởng trực tiếp tới công suất sản xuất thép của nước này khi các nhà máy thép lớn ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ đóng cửa trong nhiều tuần.
Theo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, công tác tái thiết sau trận động đất sẽ tập trung vào việc xây dựng lại các tòa nhà thấp tầng hơn và xây mới trên các nền đất chắc hơn. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang thị trường này tăng đột biến sau 2 tháng đầu năm. Đây là thị trường lần đầu Việt Nam xuất khẩu thép sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng lượng xuất khẩu gấp 500 lần
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắt thép sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 104.335 tấn, kim ngạch đạt 57 triệu USD. Kết quả trên tăng gần 513 lần về lượng và tăng gần 142 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 203 tấn, kim ngạch gần 400 nghìn USD). Như vậy sau 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 1,43 triệu tấn sắt thép các loại với giá trị đạt 1,03 tỷ USD.
Cơ hội của các doanh nghiệp thép Việt
Dự kiến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chi khoảng 120 tỷ Euro trong 5 năm để tái thiết đất nước, trong đó các mặt hàng quốc gia này đang rất cần là vật liệu xây dựng, bê tông, gỗ dán, gỗ ép… Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần khoảng 5 triệu tấn thép, bao gồm 3 triệu tấn thép cây, 750.000 tấn thép cuộn và 1,25 triệu tấn thép tấm cho xây dựng 350.000 ngôi nhà ở vùng Đông Nam nước này. Đây là cơ hội của các doanh nghiệp thép Việt.
Ngoài sắt thép, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; giày dép với kim ngạch hàng chục triệu USD/nhóm hàng.
Gía cả thép trên thị trường
Theo số liệu từ Steel Online, một số doanh nghiệp sản xuất thép như Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức đã nâng giá 150.000-160.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép vằn thanh D10 CB300, lên khoảng 15,9-16 triệu đồng/tấn từ ngày 21/3.
Thép Việt Ý tăng 150 đồng cho dòng thép D10 CB300 lên 15.960 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 15.910 đồng/kg.
Thép Việt Sing tăng giá thép thanh vằn D10 CB300 thêm 160 đồng lên 15.990 đồng/kg; thép cuộn CB240 giữ giá 15.830 đồng/kg.
Thép thanh vằn D10 CB300 của Thép Việt Đức tăng 150 đồng lên 15.960 đồng/kg; thép cuộn CB240 hiện có giá 15.710 đồng/kg. Khu vực miền Trung thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150 đồng lên16.210 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 đi ngang ở mức 16.060 đồng/kg.
Thép thanh vằn D10 CB300 của Thép VAS tăng 150 đồng lên mức 15.830 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 giữ mức 15.680 đồng/kg. Khu vực phía Nam, dòng thép cuộn CB240 tăng 150 đồng lên mức 15.730 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.830 đồng/kg.
Thép Việt Nhật tăng giá thép thanh vằn D10 CB300 lên 16.040 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 vẫn ở mức 15.880 đồng/kg.
Một số doanh nghiệp như Thép miền Nam, Pomina, Thép Thái Nguyên, Vina Kyoei… vẫn chưa có động thái điều chỉnh giá.
Các giấy tờ thủ tục cơ bản khi xuất hàng thép tại Việt Nam đi Thổ Nhĩ Kỳ
- Tờ khai hải quan điện tử (kết quả phân luồng)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original)
- Một số loại giấy tờ khác (Tùy mặt hàng): CO (Chứng chỉ xuất), Fumigation (Chứng chỉ hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa), giấy phép nhập khẩu,…
Quy trình thủ tục xuất khẩu thép đi Thổ Nhĩ Kỳ
Bước 1: Kiểm tra thông tin mặt hàng dự kiến xuất khẩu
Bước 2: Ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài
Bước 3: Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
Bước 5: Làm thủ tục hải quan
Bước 6: Giao hàng lên tàu
Bước 7: Làm thủ tục thanh toán
Các lưu ý trước khi vận chuyển hàng sang Thổ Nhĩ Kỳ
- Kiểm tra các thủ tục nhập khẩu, các yêu cầu bắt buộc vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ
- Kiểm tra thủ tục xuất khẩu tại việt Nam xem có vướng giấy phép xuất khẩu hoặc thuế xuất khẩu hay không
- Cần xin chứng chỉ xuất xứ (C.O) tại Việt Nam nhằm có thuế ưu đãi vào Thổ Nhĩ Kỳ.
- Thời gian vận chuyển hàng đi Thổ Nhĩ Kỳ khá dài, cần đóng kiện chắc chắn tránh làm hư hại hàng hóa
- Cần tìm công ty uy tín chuyên vận chuyển chuyên tuyến Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc trước khi xuất hàng đi Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãy liên hệ Đà Nẵng Logistics để luôn được hỗ trợ, tư vấn tốt nhất cho bạn!
Tại sao chọn Đà Nẵng Logistics là nhà vận chuyển Uy tín chuyên tuyến Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ
- Báo giá nhanh
- Thời gian nhanh chóng
- Cam kết uy tín
- Đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt tình
- Chi nhánh văn phòng trải dài từ Bắc vào Nam
Xem thêm:
HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT CŨ NHƯNG MỞ RA NHIỀU CƠ HỘI MỚI
DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU