Bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu

Nội dung

Bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu

Bạn đang có một lô hàng hóa cần xuất khẩu nhưng lo ngại về những rủi ro khi vận chuyển?

Bạn muốn có một phương thức để đảm bảo những rủi ro về hàng hóa?

Cùng Đà Nẵng logistics tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa để có lựa chọn chính xác nhất!

Bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu
Bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu

Bảo hiểm hàng hóa là gì?

Bảo hiểm hàng hóa là bảo hiểm cho các rủi ro từ bên ngoài gây mất mát, tổn thất vật chất đối với hàng hóa được bảo hiểm, xảy ra trong quá trình vận chuyển (và/hoặc lưu kho tạm thời trong quá trình vận chuyển) được thực hiện bởi bất kỳ loại phương tiện vận chuyển nào, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc trên phạm vi toàn thế giới.

Vì sao nên sử dụng bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển?

Trong quá trình vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu (chủ yếu bằng đường biển), người kinh doanh xuất nhập khẩu phải mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vì các lý do sau đây:

– Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường gặp rủi ro có thể gây ra tổn thất, hư hỏng. mất mát về hàng hoá như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau, cháy, nổ. mất tích, không giao hàng….

– Theo tập quán vận tải quốc tế, trách nhiệm của người vận tải là rất hạn chế, hơn nữa việc khiếu nại đòi người vận tải bồi thường rất phức tạp, khó khăn và kéo dài.

– Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, bảo vệ và tạo tâm lý an toàn đối với nhà kinh doanh.

Vì sao nên sử dụng bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển?
Vì sao nên sử dụng bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển?

Có những loại bảo hiểm hàng hóa nào hiện nay

Các điều kiện Bảo hiểm Hàng hóa ICC – Hiệp hội bảo hiểm London được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, đã trải qua nhiều lần sửa đổi. Phiên bản mới nhất là ICC 2009, theo ICC 2009, các điều kiện bảo hiểm gồm:

Các điều kiện bảo hiểm thông thường

  • Các điều kiện bảo hiểm loại A (Institute Cargo Clauses A)
  • Các điều kiện bảo hiểm loại B (Institute Cargo Clauses B)
  • Các điều kiện bảo hiểm loại C (Institute Cargo Clauses C)

Các điều kiện bảo hiểm đặc biệt

  • Các điều kiện bảo hiểm chiến tranh (Institute War Clauses)
  • Các điều kiện bảo hiểm đình công (Institute Strikes Clauses)

Ngoài ra, có thể gặp ở một số nơi các điều kiện bảo hiểm ra đời trước đây bao gồm:

  • Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (All risks) (Tương tự điều kiện Bảo hiểm loại A)
  • Bảo hiểm bao gồm tổn thất riêng (WA – With particular Average). Chấp nhận bảo hiểm cho những rủi ro xảy ra gây tổn thất riêng (Tương tự điều kiện bảo hiểm loại B)
  • Điều kiện bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng (tương tự Điều kiện bảo hiểm loại C)

PA (Particular Average) có nghĩa là tổn thất bộ phận và FPA (Free Particular Average) có nghĩa là miễn bồi thường tổn thất bộ phận không phải là tổn thất chung nhưng vẫn bồi thường tổn thất toàn bộ

Công thức chung tính phí bảo hiểm hàng hóa

Khoản tiền mà người đi mua bảo hiểm sẽ trả cho Công ty bảo hiểm. (Người mua bảo hiểm đc xác định căn cứ vào Incoterms – cụ thể CIF/CIP thì nhà XK mua bảo hiểm và thỏa thuận giữa 2 bên trong hợp đồng ngoại thương).

I = V x R

I: Phí bảo hiểm – Insurance

V: Value: Trị giá bảo hiểm của lô hàng

= 100% CIF/CIP

= 110% CIF/CIP (Phổ biến nhất – 10% là lợi nhuận dự tính của nhà XK)

= 120% CIF/CIP

(Tỷ lệ % sẽ theo thỏa thuận và được quy định trong HĐNT)

 R: Rate: Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Tính chất hàng hóa; (Ví dụ: gạo và sắt…)
  • Điều kiện bảo hiểm mà ng yêu cầu bảo hiểm mua (A,B,C)
  • Thị trường, chặng hành trình của hàng hóa (Nhật Bản vs Syrie)
  • Mối quan hệ của công ty xuất nhập khẩu với công ty bảo hiểm (lâu bền, đối tác chiến lược…)
  • Phụ thuộc công ty bảo hiểm

Quy trình cấp đơn bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu

Bước 1: Doanh nghiệp  xuất nhập khẩu ký hợp đồng khung/chuyến với công ty bảo hiểm

Bước 2: Doanh nghiệp  xuất nhập khẩu sẽ điền trên giấy yêu cầu bảo hiểm gửi cty bảo hiểm

Bước 3: Doanh nghiệp  xuất nhập khẩu sẽ nộp phí bảo hiểm và nhận đơn bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành

Lưu ý khi khiếu nại công ty bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất.

  • Báo cáo sếp (Leader, Boss…).
  • Yêu cầu hãng tàu, forwarder, giám định hoặc các bên liên quan quay phim chụp ảnh, lập các biên bản …để xác nhận tình trạng tổn thất của hàng hóa.
  • Gọi luôn cho hotline của Công ty bảo hiểm/cán bộ và lãnh đạo công ty bảo hiểm để có trợ giúp (trong tất cả các trao đổi – trao đổi bằng văn bản).
Lưu ý khi khiếu nại công ty bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất.
Lưu ý khi khiếu nại công ty bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất.

       NOTES:

  • Công ty bảo hiểm KHÔNG BẢO HIỂM cho 1 rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra/một rủi ro đã xảy ra
  • Đòi khiếu nại/ bồi thường tổn thất là quá trình rất vất vả mất nhiều thời gian.
  • Không được trục lợi gian dối trong quá trình đòi quyền lợi bảo hiểm vì có thể bị khởi tố hình sự.

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn sẽ có những thông tin hữu ích khi lựa chọn và sử dụng bảo hiểm đối với hàng hóa. Ngoài ra, Đà Nẵng logistics còn cung cấp những dịch vụ vận chuyển giá rẻ, chất lượng, nhiệt tình để bạn có thể vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng và đảm bảo!

Xem thêm: 

Bảng giá vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam giá rẻ

Order hàng Hàn giá rẻ, ưu đãi, nhanh chóng