Nội dung
Chính ngạch là gì? Ưu và nhược điểm xuất khẩu chính ngạch
Chính ngạch là cụm từ mô tả hình thức buôn bán quốc tế theo hợp đồng kinh tế giữa thương nhân Việt Nam đối tác nước ngoài. Bên mua và bên bán có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân ở 2 quốc gia khác nhau (không nhất thiết phải có chung đường biên giới). Hôm nay hãy cùng Đà Nẵng Logistics tìm hiểu nhé!
Chính ngạch là gì?
Chính ngạch là cụm từ mô tả hình thức buôn bán quốc tế theo hợp đồng kinh tế giữa thương nhân Việt Nam đối tác nước ngoài. Bên mua và bên bán có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân ở 2 quốc gia khác nhau (không nhất thiết phải có chung đường biên giới).
Sở dĩ sử dụng cụm từ “chính ngạch” mục đích là để có ý phân biệt với buôn bán “tiểu ngạch” của bà con cư dân vùng biên giới. Với nếu không phải vùng biên, thì người ta chỉ cần nói “xuất nhập khẩu”, thì đã ngầm hiểu là “chính ngạch” rồi.
Buôn bán chính ngạch là việc mà các công ty, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp của nước ta ký những hợp đồng mua bán với các nước đối tác nước ngoài theo Hiệp định đã được ký kết giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa các quốc gia với các nước khu vực, tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới theo thông lệ quốc tế.
Ví dụ về buôn bán chính ngạch:
- Doanh nghiệp tư nhân ở Bắc Giang nhập hàng phụ tùng ô tô từ Qingdao (Trung Quốc), vận chuyển qua cửa khẩu Lạng Sơn.
- Công ty thương mại XYZ ở Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu
- Công ty xuất nhập khẩu ABC ở Hà Nội nhập đá ốp lát từ Ấn Độ.
- Nhân viên văn phòng ở Tp. HCM mua hàng Robot thông minh từ Nhật qua kênh thương mại điện tử như Amazon.
Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì? Ưu nhược điểm ra sao?
Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức giao thương bằng hợp đồng ngoại thương giữa doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài. Việc mua bán này tuân thủ theo Hiệp định thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với các khu vực, tổ chức, hiệp hội kinh tế.
Xuất nhập khẩu chính ngạch là con đường giao thương quốc tế thông qua cửa khẩu. Thường là các lô hàng có lượng hàng hóa lớn.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch mang tính chính tắc. Và thường bị kiểm soát chặt chẽ hơn về các tiêu chí như: số lượng và chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép và chứng từ hàng hóa… theo quy định của các cơ quan chuyên ngành.
Ưu điểm của nhập khẩu chính ngạch
- Giá trị nhập khẩu thường lớn, và thường không bị giới hạn.
- Hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, đầy đủ giấy tờ phù hợp với quy định của pháp luật. Nhờ đó hạn chế được rủi ro bị thu giữ bởi cơ quan chức năng.
- Mức độ ổn định cao, quyền lợi được đảm bảo bằng hợp đồng thương mại.
- Vận chuyển quốc tế an toàn và đảm bảo hơn, phù hợp với các mặt hàng có giá trị cao.
- Vận chuyển xuyên biên giới từ tất cả các quốc gia có ký kết giao thương với Việt Nam và ngược lại. Không cần phải là các quốc gia có biên giới chung.
Nhược điểm của nhập khẩu chính ngạch
- Thủ tục chuẩn chính nhưng lại khá phức tạp. Hàng hóa phải được thông quan mới được nhận hàng. Trừ trường hợp được cho phép đưa hàng về kho bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành.
- Chi phí thường cao hơn tiểu ngạch. Do mức phí hải quan, thuế suất xuất nhập khẩu cao hơn đường tiểu ngạch và các chi phí phát sinh khác.
- Hàng hóa bị kiểm soát chặt chẽ, và sẽ ít linh hoạt hơn.
Trên đây là những thông tin cần biết về chính ngạch. Với những phân tích về chính ngạch này, Đà Nẵng Logistics hy vọng các chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Xem thêm:
UPC là gì? Đặc trưng và quy tắc khi tính mã UPC là gì?
Dịch vụ gửi hàng đi Đài Loan từ Việt Nam nhanh chóng và tiết kiệm tại Khánh Hòa Logistics