Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp

Nội dung

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp

1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động logistics trở nên khá phổ biến. Đây là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước đây, khái niệm logistics trong cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư chưa được định hình rõ ràng như bây giờ. Các công ty công nghệ đang có các chuyển biến tích cực. Nhằm vào hệ thống dịch vụ logistics trong nước. Với tư cách là nhà cung cấp giải pháp công nghệ hoặc là nhà cung cấp dịch vụ. Có sự gia tăng các giải pháp ứng dụng cục bộ. Nhất là sự xuất hiện giải pháp tổng thể có tính tích hợp hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp

2. Các mảng ứng dụng chính các công nghệ mới

Hiện nay có bốn mảng ứng dụng chính các công nghệ mới như sau:

Một là, Ứng dụng CNTT trong vận tải đường bộ với mục đích tối ưu hóa năng lực phương tiện, kiểm soát tuyến đường, lịch trình, thời gian. Cũng như nâng cao tỷ lệ lấp đầy xe hàng. Đây là một trong những làn sóng mới biểu hiện của hình thái kinh tế chia sẻ.

Hai là, Giải pháp tự động hóa kho hàng thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh. Trên thị trường đã xuất hiện nhiều ứng dụng thuộc các công ty lớn như Lazada, shopee…

Ba là, Một số công ty sản xuất đã áp dụng hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất theo nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Đã xuất hiện và vận hành những robot trong quá trình đưa linh kiện, bán thành phẩm, thành phẩm trong nhà máy, kiểm kê hàng…

Bốn là, Một số nhà bán lẻ trong nước đã ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin – tự động hóa – trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng trong tất cả các khâu từ mua nguyên liệu, sản xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng.

3. Tình hình xu hướng CNTT tại các doanh nghiệp Việt Nam

Thuận lợi

Xu hướng ứng dụng CNTT đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nhưng vẫn còn ít những nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của các doanh nghiệp. Trình độ ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang ở mức độ thấp. Đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, hiện chiếm khoảng 80% thị phần vận tải nội địa. Ứng dụng CNTT sẽ tác động đến việc vận hành và hiệu quả mang lại. Góp phần tối ưu hóa chi phí và cải thiện chất lượng của dịch vụ logistics.

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ đóng vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Như đảm nhận việc khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi,… Trong khi đó, nếu chỉ cung cấp các dịch vụ kho vận đơn giản, thuần túy mà không tích hợp chúng thành quá trình, chuỗi dịch vụ. Người cung ứng dịch vụ khó có thể thỏa mãn khách hàng về mặt giảm chi phí và tính đáp ứng nhanh. Chú trọng phát triển CNTT trong dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp logistics nước ngoài tại Việt Nam.

Khó khăn

Bên cạnh đó, khoảng 60% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau. Tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp. Một trong những khó khăn lớn cho các doanh nghiệp khi áp dụng CNTT trong hoạt động logistics là khả năng tài chính. Do phải áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến. Nên cần phải có nguồn vốn đầu tư khá lớn. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch phân bổ tài chính, nguồn lực và thu hút đầu tư.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp

4. Giải pháp

Thông thường, chi phí logistics quốc gia trên doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất đạt 8,96%, các doanh nghiệp bán buôn là 9,77%. Vùng Đông Bắc Bộ là vùng có chi phí logistics trên doanh thu lớn nhất ở mức 12,55% đối với doanh nghiệp sản xuất. Và 12,29% đối với doanh nghiệp bán buôn (Theo Niên giám thống kê Vận tải và Logistics 2020).

Một số công ty như FPT đã đưa ra giải pháp Akachain áp dụng blockchain. Nhằm truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Akachain cho phép quản lý hiệu quả logistics toàn chuỗi, từ xử lý đơn hàng, quản lý chất lượng, đóng gói, kho bãi đến phân phối. Thông tin về hàng hóa được truy xuất và theo dõi bất kỳ thời điểm nào. Công ty Vietnam Blockchain Corp (VBC) đã triển khai giải pháp lệnh giao hàng điện tử (eDO) trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain). Hiện tại đã được ứng dụng tại một số doanh nghiệp. Giải pháp eDO sẽ được phát triển nhanh trong thời gian tới cho dịch vụ giao nhận vận tải hàng không. Và triển khai rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Thực hiện triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động logistics

Phát triển CNTT trong hoạt động logistics. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp cần thu hút đầu tư cho CNTT trong hoạt động logistics do tầm quan trọng và ngày càng cần thiết của hoạt động logistics. Các doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng, trình độ hiểu biết và sử dụng CNTT trong bộ phận quản lý và những người lao động. Đồng thời cần triển khai việc ứng dụng CNTT trong hoạt động logistics của doanh nghiệp trong dài hạn. Từ đó tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực logistics nói chung. Và cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng.

Xem thêm:

Liên hệ ngay Đà Nẵng Logistics để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!

Vận chuyển ốp điện thoại đi Đức siêu nhanh chóng!

Tổng quan về Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển