Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục hải quan

Nội dung

Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục hải quan

Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục hải quan
Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục hải quan

Hàng tạm nhập tái xuất

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Đặc điểm của hàng hoá tạm nhập tái xuất

  • Thời gian lưu kho ngắn: Hàng hóa chỉ được phép lưu kho tại Việt Nam trong thời gian nhất định, thường không quá 6 tháng.
  • Mục đích sử dụng: Hàng hóa chỉ được phép sử dụng cho mục đích xuất khẩu, không được phép bán hoặc tiêu thụ trong nội địa.
  • Thủ tục hải quan: Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan nhập khẩu và xuất khẩu cho hàng hóa.

Quy định của pháp luật về hàng hoá tạm nhập tái xuất

Hàng hóa nào bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất:

  • Hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu. DN không được phép kinh doanh đối với các loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
  • Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện. DN cần phải có giấy phép xuất khẩu cho các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện trước khi thực hiện thủ tục.

Thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa như thế nào?

Căn cứ theo Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thủ tục hải quan quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:

Thủ tục hải quan tạm nhập

  • Địa điểm làm thủ tục hải quan:

Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập

  • Hồ sơ hải quan tạm nhập:

Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, ngoài ra trong hồ sơ hải quan tạm nhập phải có:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;

– Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:

+ Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;

+ Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.

Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục hải quan
Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan tái xuất

  • Địa điểm làm thủ tục tái xuất:

Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập;

  • Hồ sơ hải quan tái xuất:

Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan tạm nhập, người khai hải quan thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC thì khi làm thủ tục hải quan tái xuất, việc khai hải quan cũng được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC;

Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.

Những lưu ý khi làm thủ tục hải quan

Để đảm bảo diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
  • Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (nếu có)
  • Các chứng từ khác liên quan (nếu có)

Tuân thủ thời gian lưu kho. Hàng hóa chỉ được phép lưu kho tại Việt Nam trong thời gian nhất định, thường không quá 6 tháng. Doanh nghiệp cần theo dõi thời hạn lưu kho và xuất khẩu hàng hóa đúng hạn để tránh bị phạt vi phạm.

Tuân thủ quy định về xuất khẩu. Doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định bao gồm:

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xuất khẩu
  • Làm thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu
  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu
  • Đảm bảo hàng hóa được xuất khẩu đúng thời hạn

Sử dụng dịch vụ khai báo hải quan. DN có thể sử dụng dịch vụ khai báo hải quan để tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật của hồ sơ hải quan.

Cập nhật thông tin pháp luật. DN cần thường xuyên cập nhật thông tin pháp luật để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và tránh những sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Lưu giữ hồ sơ. Doanh nghiệp cần lưu giữ đầy đủ các hồ sơ liên quan đến hoạt động tạm nhập tái xuất trong thời gian quy định của pháp luật để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan hải quan.

LIÊN HỆ NGAY VỚI ĐÀ NẴNG LOGISTICS ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!!!!

Xem thêm:

Những trang web mua hàng Mỹ uy tín 2024

Vận chuyển hàng hóa đi Bỉ nhanh chóng