Những điều cần biết về Vận tải Đa phương thức

Nội dung

Những điều cần biết về Vận tải Đa phương thức

Những điều cần biết về Vận tải Đa phương thức
Những điều cần biết về Vận tải Đa phương thức

Hiện nay, vận tải không chỉ đơn thuần là việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác mà còn là thực hiện nhiệm vụ kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải. Với mục đích cuối cùng là rút ngắn thời gian vận chuyển, đảm bảo an toàn, tin cậy. Vận tải đa phương thức là vận chuyển hàng hóa quen thuộc trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên có nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm này. Cùng tìm hiểu vận tải đa phương thức là gì ngay trong bài viết sau đây nhé.

Vận tải đa phương thức là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP, VTĐPT là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất 02 phương thức vận tải khác nhau trở lên, dựa trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước đến tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.

Các phương thức vận tải được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:

  • Vận tải đường hàng không
  • Vận tải đường bộ
  • Vận tải biển
  • Vận tải đường sắt
  • Vận tải đường ống (chuyên dùng để vận chuyển các loại hàng hóa như dầu mỏ, khí đốt, …)

Chứng từ vận tải đa phương thức? Có những dạng gì?

Khi người kinh doanh VTĐPT tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ. Bao gồm các nội dung về đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa, ký hiệu, mã hiệu, tình trạng bên ngoài của hàng hóa, bên gửi hàng hóa, bên nhận hàng hóa,…

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 87/2009/NĐ-CP các dạng chứng từ bao gồm:

  • Chứng từ VTĐPT ở dạng có thể chuyển nhượng được:
  • Xuất trình;
  • Theo lệnh;
  • Theo lệnh của người có tên tại chứng từ gốc.
  • Chứng từ VTĐPT ở dạng không chuyển nhượng được được phát hành đích danh người nhận hàng.

Lợi ích của vận tải đa phương thức

  • VTĐPT có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoạt động sản xuất, thương mại.
  • Giúp giảm thiểu tối đa chi phí logisticsc & just-in-time để từ đó giảm chi phí hàng hóa và sản xuất.
  • Kích thích sự phát triển của thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
  • Góp phần mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng hợp lý các phương thức vận tải.
  • Tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá thành dịch vụ
  • Giúp các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất hàng hóa được tiếp cận nhanh hơn với thị trường trong nước và quốc tế.
  • Tạo ra sự hợp tác liên kết giữa DN và chính phủ giảm thiểu những chứng từ không cần thiết.

Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức

Người kinh doanh VTĐPT phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ thời điểm tiếp nhận hàng cho đến thời điểm giao trả hàng cho người nhận hàng.

Tuy nhiên, họ sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong một giới hạn cụ thể theo quy định như sau:

  • Mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa tối đa tương đương 666,67 SDR/01 kiện hàng/01 đơn vị hoặc 2,00 SDR/1kg hàng hóa (cả bì) bị mất mát, hàng hóa hư hỏng;

  • Nếu hợp đồng không bao gồm vận chuyển bằng đường biển hoặc thủy nội địa, thì trách nhiệm không vượt quá 8,33 SDR/1kg của hàng hóa (cả bì) bị mất mát, hư hỏng;

  • Nếu mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong một công đoạn cụ thể mà điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn trách nhiệm khác và hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn đó thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia.

  • Nếu tổn thất do giao trả hàng chậm thì trách nhiệm không vượt quá số tiền tương đương với tiền vận chuyển theo hợp đồng;

  • Không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm. Nếu người có quyền lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc giao trả hàng hóa chậm là do lỗi của người kinh doanh VTĐPT.

Những điều cần biết về Vận tải Đa phương thức
Những điều cần biết về Vận tải Đa phương thức

Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế

Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh VTĐPT quốc tế theo cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Duy trì mức tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR, có sự bảo lãnh hoặc có phương án tài chính thay thế;
  • Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc sự bảo lãnh tương đương.

Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên của ASEAN chỉ được kinh doanh VTĐPT quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh của Việt Nam khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh VTĐPT quốc tế hoặc có các loại giấy tờ khác tương đương được cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;
  • Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc sự bảo lãnh tương đương.
Mong với các chia sẻ trên, có thể sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về Vận tải Đa phương thức và ứng dụng của nó trên thực tế.
Xem thêm: