Phí Local charge là gì. Các loại phí phổ biến trong thực tế

Nội dung

Phí Local charge là gì. Các loại phí phổ biến trong thực tế

Phí Local charge là gì. Các loại phí phổ biến trong thực tế
Phí Local charge là gì. Các loại phí phổ biến trong thực tế

Thông thường, ngoài cước biển trong quá trình vận chuyển, bên nhập khẩu hàng hóa phải trải thêm một vài khoản phụ phí cho các hãng tàu/ Forwarder. Local charge là loại phí mà người mua hàng phải trả khi nhập khẩu hàng hóa về nước mình. Vậy local charge là gì? Có những loại phí local charge nào phổ biến trong thực tế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phí Local Charge là gì?

Local Charge hay còn gọi là phí địa phương. Là các khoản phí phụ thu mà hãng tàu tính đối với lô hàng vận chuyển đường biển. Khác với cước biển (ocean freight) được tính theo trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa, Local Charge thường được tính trên mỗi container hoặc theo các đơn vị khác.

Các loại phí này được thu tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Mục đích để chi trả các dịch vụ liên quan đến xếp dỡ, làm hàng, các thủ tục hải quan. Đối với một lô hàng xuất nhập khẩu, shipper và consignee phải đóng phí Local charges. Phí này sẽ được thu theo các hãng tàu và các cảng khác nhau. Forwarder thu phí này cũng chỉ mang tính chất thu hộ. Sau đó sẽ nộp lại cho hãng tàu và cảng.

Tại sao phải trả phí Local Charges?

  • Chi phí làm hàng tại cảng: Bao gồm các hoạt động như xếp dỡ container, di chuyển container trong cảng, kiểm tra hàng hóa…
  • Chi phí thủ tục hải quan: Phí khai báo hải quan, phí kiểm tra chất lượng hàng hóa…
  • Chi phí sử dụng các thiết bị: Phí sử dụng cần cẩu, xe nâng, các thiết bị chuyên dụng khác…
  • Các loại phí khác: Phí bảo quản hàng hóa, phí lưu kho, phí chậm trả container…

Các loại phí Local Charge thường gặp

  • Phí THC: Phí xử lý hàng tại cảng, bao gồm các hoạt động như xếp dỡ, di chuyển container trong cảng.
  • Phí HLF được xem như là công cho quá trình Forwarder giao dịch với đại lý của họ tại các nước khác.
  • Phí D/O được hiểu là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu thì consignee phải đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng ( D/O) khi có Arrival Notice.
  • Phí DOC. Khi có lô hàng xuất khẩu tới, các hãng tàu sẽ phát hành các hóa đơn vận tải đường biển, hoặc hóa đơn vận tải đường hàng không.
  • Phí CFS xếp dỡ & quản lý của kho tại cảng. Phí này sẽ do các công ty vận chuyển thu khi phải dỡ hàng từ container về kho hoặc từ kho ra container.
  • Phí Amendment Fee. Vì một số nguyên nhân khi lấy hàng về bạn cần chỉnh sửa lại thông tin trên B/L thì bạn có thể yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa hộ và họ sẽ thu phí chỉnh sửa  đó.
  • Phụ phí mùa cao điểm – PSS là loại phí được các hãng tàu thu trong các đợt cao điểm về vận chuyển hàng hóa. Do đó, phí PSS chỉ mang tính chất thời điểm và xuất hiện khi đến đợt nhu cầu vận chuyển tăng cao.
  • Phí vệ sinh container – CLF là phụ phí mà bên nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ cont rỗng sau khi lấy cont về kho và trả cont rỗng tại các depot. Tùy thuộc vào mức độ làm sạch cont khác nhau, hãng tàu sẽ thu phí vệ sinh khác nhau.
Phí Local charge là gì. Các loại phí phổ biến trong thực tế
Phí Local charge là gì. Các loại phí phổ biến trong thực tế

Lưu ý khi thanh toán phí Local Charges

  • Kiểm tra kỹ hóa đơn: Đảm bảo rằng các khoản phí được tính đúng và rõ ràng.
  • So sánh với các hãng tàu khác: Các hãng tàu có thể có mức phí khác nhau.
  • Thương lượng với hãng tàu: Đối với các lô hàng lớn, bạn có thể thương lượng để giảm các khoản phí.
  • Tìm hiểu về các quy định mới: Các quy định về phí Local Charges có thể thay đổi theo thời gian.

Phí Local Charges là một phần không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Việc hiểu rõ về các loại phí này sẽ giúp bạn dự trù chi phí chính xác và tránh những rủi ro không đáng có.

Xem thêm:

Vận chuyển đào mai nhanh chóng, an toàn, uy tín, giá rẻ

Siêu tiết kiệm với dịch vụ gửi linh kiện cũ từ Nhật về Đà Nẵng